1. Luận giải quyển sấm giảng khuyên người đời tu niệm

06:34:00
  1. 1. Luận giải quyển sấm giảng khuyên người đời tu niệm


    PHẬT GIÁO HÒA HẢO


    LUẬN GIẢI 


    QUYỂN SẤM GIẢNG
    KHUYÊN NGƯỜI ĐỜI TU NIỆM


    của
    Đức HUỲNH GIÁO CHỦ


    Luận giả: Cư sĩ Hồ Minh Châu & Thái Hòa

    LỜI NÓI ĐẦU 

    --- oOo ---

    Ngày kia, Đức Phật chỉ trăng, nói với các đệ tử: "Kia là mặt trăng; ngó theo ngón tay ta thì thấy. Nhưng, các con nên nhớ ngón tay ta không phải là trăng. Những lời ta giảng về Đạo cũng như vậy, hãy tìm Đạo trong lời giảng, đừng nghĩ rằng những lời giảng là Đạo ".

    Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng đã viết:

    "Nhìn Phật Giáo mà tìm cái lý
    Coi tại sao ta phải tu hành ". 


    Sấm là những lời tiên tri, dĩ nhiên không thể nói trắng ra, bởi “Thiên cơ bất khả lậu”, cònGiảng, nhiều trường hợp người đọc nên hiểu nghĩa bóng hay ẩn dụ, vì thời bấy giờ Việt Nam còn bị thực dân Pháp cai trị.

    Lòng từ ái của Đức Thầy trải dài theo những cuộc hành trình khắp nẻo đường đất nước, khi bằng thực thể, khi dụng tâm linh, được thể hiện trung thực trong quyển Sấm Giảng này những nét chấm phá vô cùng sinh động về thực trạng xã hội thời bấy giờ: kẻ thống trị lo vơ vét, bóc lột; lớp người cộng tác với thực dân Pháp có địa vị thì tiếp tay với chủ đè đầu bóp cổ dân đen; kẻ giàu có chỉ biết sống với lòng vị kỷ; hàng ngũ tăng ni thay vì làm nhiệm vụ hướng dẫn tinh thần thì đa số tha hoá biến cửa già lam thành nơi buôn thần bán thánh; một lớp người không ít, dối thế gạt đời vẽ bùa đọc chú, thượng xác cởi đồng, thờ cúng quỉ ma, sái đậu thành binh, phóng dao bay tung kiếm lượn… làm cho giáo lý của Đức Thế Tôn bị đánh giá sai lạc, khiến đại chúng xa rời Phật giáo; còn tuyệt đại đa số dân nghèo thường xuyên bị bóc lột trong xã hội thì mù chữ hoặc ít học, thiếu hiểu biết, họ sống không có ngày mai, nên chẳng giữ gìn giềng mối kỷ cương, không kể gì đạo lý nghĩa nhơn, buông lỏng cho lòng tham đánh mất tình người …

    Lòng thiết tha cứu vớt người đời và cảnh giác thế nhơn, suốt hành trình giảng dạy Đạo lý, Đức Thầy không ngớt báo trước những thảm cảnh chết chóc vì chiến họa, nhà tan cửa nát, tử biệt sanh ly, đời sống ngày càng thêm nhiều khó khăn do lòng dạ độc ác và tánh tham không giới hạn của con người ...

    Tinh thần vị tha từ ái của Đức Thầy bàng bạc trải dài 912 câu, nấu nung một hoài bảo xây dựng lại xã hội Việt Nam đang trên đà băng hoại, đánh thức lương tri con người, hướng dẫn họ trở về nguồn gốc đạo lý dân tộc, nhắc nhở họ làm lành lánh dữ, sửa tánh răn lòng đi vào chánh Đạo để cùng nhau chấn hưng Phật pháp.

    Muốn được góp chút công trong việc làm sáng tỏ lý tưởng cao đẹp đó của Đức Thầy, sau những trăn trở, chúng tôi cố gắng luận giải quyển Sám Giảng "KHUYÊN NGƯỜI ĐỜI TU NIỆM" theo cách suy nghĩ và sự hiểu biết có giới hạn của mình, kính mong được quý đồng Đạo, các bực cao minh vui lòng chỉ dẫn những sai lầm và bổ khuyết phần thiếu sót, chúng tôi vô cùng cảm kích.

    Pháp quốc, 1/10//2009 - tháng 8 nhuận năm Bính Tuất. 
    Hồ Minh Châu


    ÍT DÒNG CỦA TU SĨ THÁI HÒA VỀ LUẬN GIẢ

    --- oOo ---

    Ông Hồ Minh Châu sinh năm 1927, tại Quận Châu Thành Rạch Giá, Kiên Giang ngày nay, ông là con một trong gia đình kỳ cựu của PGHH. Thân sinh Ông, cụ Hồ văn Sang, tức cư sĩ Hiền Đức, là một trong những vị trưởng lão tín đồ PGHH cùng Tướng Nguyễn Giác Ngộ trùng tu ngôi Tây An Cổ Tự ở xã Long Kiến Chợ Mới An Giang. Cụ Hiền Đức trách nhiệm phần vụ tiếp khách từ ngày ngôi Tây An Cổ Tự mới khởi công sửa chửa đến ngày cụ lìa đời vào thượng tuần tháng 3/1978, sau nhiều tháng ngày bị cộng sản giam cầm tra tấn

    Ông Hồ Minh Châu hoạt động trong hàng ngũ của PGHH ngay những ngày đầu Nam Bộ kháng chiến, từ Quận bộ Châu Thành PGHH rồi Tỉnh Bộ Dân Xã Đảng Rạch Giá. Năm 1948, ông là chiến sĩ trực thuộc Bộ Tham Mưu lực lượng võ trang NGUYỄN TRUNG TRỰC, lưu động kháng chiến chống thực dân, chống độc tài cộng sản, đến năm 1950, lực lượng NGUYỄN TRUNG TRỰC được Quốc Trưởng Bảo Đại chánh qui hoá thành một bộ phận quân sự của Quân Đội Quốc Gia Việt Nam. Ông tốt nghiệp khoá 6, Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt, năm 1952, tiền thân của Trường Võ Bị Quốc Gia Viêt Nam ; năm 1955, ông tốt nghiệp khoá 5 Sĩ Quan Tham Mưu, Trường Đại học quân sự thuộc Bộ Quốc Phòng QLVNCH.

    Sau Hiệp định Genève 1954, ông Hồ Minh Châu giải ngũ, hành nghề tự do, sống với ngòi bút, vừa viết chuyện ngắn cho các báo vừa là soạn giả, sáng tác trên 20 ca kịch phẩm và trách nhiệm kỹ thuật cho nhiều đoàn ca vũ nhạc kịch cải lương Saigon, dưới bút hiệu Tây Giang Tử.

    Ông được lịnh tái ngũ đầu năm 1962, về làm việc ở Phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, rồi Tiểu Khu Kiên Giang, đơn vị sau cùng là Tiểu Khu Sa Đéc.

    Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, không tuân phục cộng sản, ông lánh mình vào vùng Thất sơn đến năm 1983 vượt biên với gia đình định cư vùng ngoại ô Paris. Khi cuộc sống tạm ổn, ông cùng cộng đồng người Việt ở Pháp tiếp tục tranh đấu cho Tự Do Nhân Quyền Việt Nam và đại diện chánh thức Giáo Hội PGHH Hải Ngoại tại Âu Châu. Từ năm 1992, ông là thành viên của Phái đoàn Việt Nam Tự Do Tín Ngưỡng kiêm Trưởng Phái Đoàn Tù Nhân Chánh Trị, qua sự bảo trợ của Pax Romana, bên cạnh Giáo Sư Lương Thị Nga, một tín đồ Công Giáo thuần thành đặc trách Á Châu Sự Vụ của Pax Romana, Chủ tịch Ban Bảo Trợ Phế Binh VNCH, kiêm Trưởng Phái Đoàn Nhơn Quyền Phụ Nữ Việt Nam cùng Luật Sư Phạm Thanh Dân, luật sư Toà Thượng Thẩm Paris, Giảng sư Đại học Sorbonne, Cố vấn Chánh trị và Quốc tế pháp, tranh đấu cho Nhơn Quyền - Tự Do Dân Chủ, Tự Do Tín Ngưỡng trước Diễn Đàn Liên Hiệp Quốc ở Genève, liên tục đến cuối năm 1999

    Tưởng cũng nên nhắc, hai Phái đoàn này đóng góp rất nhiều trong việc LHQ hai lượt cử báo cáo viên qua Việt Nam điều tra về vi phạm Nhơn Quyền trong lãnh vực Tôn Giáo và Tù Nhơn Chánh Trị, cũng như kêu gọi LHQ thành lập Toà Án Hình Sự Quốc Tế.

    Ông Hồ Minh Châu đã dành nhiều thì giờ luận giải 5 quyển Sấm Giảng của Đức Thầy, mà trước mắt quý vị, Quyển thứ nhứt "KHUYÊN NGƯỜI ĐỜI TU NIỆM" 912 câu, Đức Thầy viết khoảng đầu năm 1939, ở làng Hoà Hảo.

    Với tư cách đồng đạo của ông, cùng nhau trải qua những thăng trầm theo vận nước và nỗi thạnh suy của đoàn thể PGHH hơn nửa thế kỷ qua, chúng tôi không đi vào nội dung chi tiết, chỉ phác họa đôi nét về luận giả, vì tôi nghĩ rằng công trình đóng góp này của ông Hồ Minh Châu xứng đáng được xem là một thiện chí phục vụ đoàn thể PHẬT GIÁO HÒA HẢO, nên trân trọng giới thiệu với đồng đạo. và chiến hữu.

    Ngày 01 tháng 10 năm 2009.
    Tu sĩ Thái Hoà, 
    Nguyên Hội trưởng Ban Trị Sự Trung Ương Giáo Hội PHẬT GIÁO HÒA HẢO Hải Ngoại,
    Trưởng Phái đoàn VIỆT NAM TỰ DO TÍN NGƯỠNG.

    MẤY LỜI TRÂN TRỌNG 

    THƯA CÙNG QUÝ ĐỘC GIẢ


    --- oOo ---

    Phẩn Luận Giải này chúng tôi chọn Quyển SẤM GIẢNG in năm 1958 làm căn bản - ấn bản xưa cũ nhứt - song song với Quyển SẤM GIẢNG THI VĂN TOÀN BỘ của ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ, được Ban Phổ Thông Giáo Lý Trung Ương (Thánh Địa Hòa Hảo) tu chính và bổ khuyết ngày rằm tháng bảy năm Ât Tỵ (1965), tái bản ở Hải ngoại năm 1998.

    Ấn bản năm 1958, vì kỷ thuật ấn loát thời bấy giờ còn thô sơ, nhứt là trình độ hạn chế của thợ sắp chữ nên không tránh khỏi sơ sót và sai chánh tả cũng như về dấu hỏi ngã.

    Chúng tôi giữ nguyên văn - kể cả gạch nối - của ấn bản năm 1958, tuy nhiên, bên cạnh những chữ sai chánh tả hay dấu hỏi ngã không đúng, chúng tôi đóng trong dấu ngoặc đơn chữ được điều chỉnh. Những chữ được thay thế trong ấn bản mới - 1965 và tái bản năm 1998 ở hải ngoại - chúng tôi đánh chữ xiên nhỏ trong dấu ngoặc đơn cạnh dấu *và ghi chú ở phần Luận Giải.

    Về thứ tự số trang chúng tôi giữ đúng theo ấn bản 1998 để quý độc giả dễ dàng so sánh và theo dõi.

    Trân trọng
    01-10-2009
    Hồ Minh Châu 

    QUYỂN NHỨT
    KHUYÊN NGƯỜI ĐỜI TU NIỆM

    PHẦN LUẬN GIẢI

    --- oOo ---

    1.-"Hạ-ngươn nay đã hết rồi *(đời) - Phong-ba biến-chuyển đổi-dời gia-cang".

    Luận giải(dòng 1 và 2, trang 25) 

    Thời kỳ chót của cuộc đời đã hết nên thường xảy ra những thay đổi lớn làm xáo trộn nếp sống con người, và giềng mối gia đình không còn tốt đẹp như trước. - * Ấn bản 1998 in chữ đời.
    Từ đây chúng tôi dùng từ Ngài thay hai từ Đức Thầy.

    Nghĩa chữ khó:

    Hạ - nguơn hay hạ - nguyênthời kỳ chót. 
    Theo lịch số - một huyền bí của phương Đông - có 3 thời kỳ, hay 3 nguơnThượng - nguơn, Trung - nguơn Hạ nguơn. Mỗi nguơn là một thời kỳ, tức một khoảng thời gian ngày, tháng, năm, mà trong đó, đời sống con người có một nền văn hóa, đạo đức, tánh tình cũng như thời tiết khác biệt với các nguơn khác. Mở đầu là Thượng nguơn, tức nguơn gây dựng càn khôn (Trời Đất) cùng muôn loài vạn vật. Con người thời bấy giờ hiền lành, trong sáng, rất đạo đức, đời sống an vui, khí hậu điều hòa, cỏ hoa tươi tốt. Tiếp đến là Trung nguơn, người đời không còn hoàn toàn như thời Thượng nguơn, bắt đầu nhiễm hư xấu, cậy mạnh hiếp yếu, tranh giành danh lợi. Sau cùng là Hạ nguơn, thời kỳ đen tối, người đời lòng dạ tham ác, vì tiền của, danh lợi giết nhau không chút xót thương, là thời kỳ chúng ta đang sống. 
    Phong-bagió và sóng - PhonggióBasóngNghĩa bóng chỉ những xáo trộn lớn như giặc, bão lụt, động đất, các bịnh lạ kỳ ... 
    Biến - chuyểnnhững việc thay đổi.
    Gia - cang: nền nếp của gia đình.
    Gia: nhà, những người thân cùng sống trong một mái nhà gọi là gia đình.
    Cang hay cương: giềng mối, nền nếp tốt bắt buộc tất cả người trong nhà phải tuân theo. 

    Phụ giải:

    Lịch số: ngày, giờ, năm, tháng, định sẵn về mùa màng, thời tiết, của đất nước cũng như về số mạng con người, căn cứ theo sự xê dịch, sự xoay vần của mặt trăng và một số ngôi sao. 
    Huyền bísâu xa, kín đáo, khó hiểu, không lấy mắt thường thấy được, không thể dùng trí óc bình thường hiểu và cũng không đủ lời giải thích rõ được.
    Văn hóa: giữ các cái hay, đẹp để xây dựng gia đình, xã hội, quốc gia, chẳng hạn như cách ăn, ở, cách đối xử, cách xếp đặt gia đình, xóm làng, điều hành quốc gia ... 
    Đạo đứclẽ phải và phép tắc được xã hội thừa nhận làm khuôn mẫu trong quan hệ đối xử.
    - Đạo: - a.- lẽ phải, con đường đúng đắn, phép tắc của người xưa đặt ra được xã hội thừa nhận làm mẫu mực trong quan hệ đối xử. 
    - b.nền tảng của tôn giáo dạy người đời sửa tâm tánh, làm lành tránh dữ, ở ngay thật. 
    - Đứcưa thích làm điều lành; giàu lòng thương, tha thứ và giúp đỡ người; ăn ở phải đạo. Thương và trọng tánh mạng sanh vật.
    Khí hậutình trạng của khí trời, tức một thể hơi bao quanh trái đất, cần thiết cho sự sống, sự nảy nở của con người của sanh vật và cây cỏ. 
    Điều hòavừa phải, không nóng quá hay lạnh quá. 
    Danh lợi: tiếng tăm và lợi ích, chỉ sự ham danh ham lợi.
    Tham ácham muốn nhiều, kiếm tiền của, kiếm chức quyền bằng mọi cách, dầu phải làm ác trái đạo đức.
    Tranh giànhbằng mọi cách phải lấy kỳ được về mình.
    Điều hànhxếp đặt và chỉ huy tốt công việc.
    Bức hiếpdùng sức mạnh hay quyền thế bắt buộc người khác phải nghe theo.

    --- oOo ---

    2.-"Năm Mèo Kỷ-Mão rõ ràng - Khắp trong trần-hạ nhộn-nhàng xiết chi - Ngồi buồn ĐIÊN tỏ một khi - Bá-gia khổ-não vậy thời * (thì) từ đây ".

    Luận giải(dòng 3 tới 6, trang 25)

    Ngồi buồn, Ngài báo trước, kể từ năm Mèo, tức Kỷ Mão (1939) người đời sẽ phải chịu đau khổ, buồn rầu, khắp nơi trên mặt đất rối rắm, lộn xộn, không kể xiết. - * Ấn bản năm 1998 in chữ thì.

    Lời giải thêm:

    Ngày 1/9/1939, khởi đầu đệ nhị thế chiến, Đức Thầy viết quyển Sấm Giảng KHUYÊN NGƯỜI ĐỜI TU NIỆM vào những tháng đầu năm 1939, tức quyển nhứt, 910 câu. (Ấn bản 1998: in 912 câu) Quyển 2: KỆ DÂN của NGƯỜI KHÙNG, Đức Thầy viết ngày 12/9/1939, 476 câu. 

    Nghĩa chữ khó:

    Trần hạ - Trầnbụi cátHạdưới trời. Cát bụi dưới trời, chỉ nơi con người đang sống. 
    Nhộn nhàngrộn ràng, lộn xộn, rối rắm không yên. 
    Điênmất trí khôn. Đức Thầy, cũng như Đức Phật Thầy Tây An, vị Giáo tổ BỬU SƠN KỲ HƯƠNG (tạm dịch: "Hương lạ trên non báu") đều xưng Điên - Khùng
    Theo chúng tôi, lý do của danh xưng này vì Việt Nam thời bấy giờ đang bị Pháp cai trị, nên các vị phải giả như Khùng - Điên để tránh sự nghi ngờ của bọn lấy tin cho nhà cầm quyền Pháp.
    Bá gia: trăm nhà. Chỉ chung người trong nước, nhiều trường hợp chỉ chung người trên mặt đất. 
    Khổ não: đau khổ và rầu buồn.

    --- oOo ---

    3.-"Cơ trời thế cuộc đổi xây - ĐIÊN mới theo THẦY xuống chốn phàm-gian - Thấy đời ly loạn bất an - Khắp trong các nước nhộn- nhàng đao binh".

    Luận giải(dòng 7 tới 10, trang 25)

    Máy trời xếp đặt những thay đổi lớn trong đời như giặc giả, loạn lạc, chết chóc, đau khổ ... khiến đời sống dân chúng không còn yên vui như ngày xưa. Thương dân, Ngài theo Thầy xuống trần dạy Đạo.

    Nghĩa chữ khó:

    Cơ trờibộ máy Trời, sự xếp đặt của Trời. 
    Thế cuộccuộc đời; những sự việc thấy biết được xảy ra trên mặt đất (trong nước và trên thế giới). 
    Đổi xâyxoay vần, thay đổi.
    Phàm gian hay Thế giannơi con người đang sống.
    Ly loạn hay loạn ly: tình hình lộn xộn làm cho người thân xa rời, lạc mất nhau.
    Nhộn nhàngxin xem lời giải số 2.
    Đao binhchỉ giặc cướp gây tai họa chết người. 

    --- oOo ---

    4.-"Kẻ thời phụ nghĩa bố-kình - Người thời trung hiếu chẳng gìn vẹn hai - Nên ĐIÊN khuyên nhủ bằng nay - Xin trong lê-thứ ngày rày tỉnh tâm - Cơ thâm thì họa diệc thâm - Nào trong sách sử có lầm ở đâu".
    Luận giải(dòng 11 tới 16, trang 25)

    Trong một xã hội lắm kẻ quên tình nghĩa, phụ bỏ vợ hiền, người vợ từng chia cơm xẻ áo, chung chịu cực khổ từ lúc nghèo khó; người thì không giữ lòng trung và chữ hiếu cũng chẳng gìn, cả hai điều trung, hiếu đều mất hết. Thương đời, Ngài hết lòng nhắc khuyên dân, từ nay rán giữ lòng yên tịnh suy nghĩ điều đúng sai, phải trái rồi bình tĩnh sắp xếp cuộc sống sao cho trong sạch, ăn ở phải đạo, tránh làm điều hư việc xấu, đừng sắp bày mưu kế hại người, kế mưu sâu độc bao nhiêu thì tai họa theo ta cũng lớn bằng chừng ấy. Lời dạy của người xưa ghi trong sách sử không sai lầm đâu.

    Nghĩa chữ khó:

    Phụlàm trái, hủy bỏ, không ngó ngàng tới nữa. 
    Nghĩacảm tình và ơn nghĩa. Đối xử tốt với người như người đã tốt với mình, đó là nghĩa
    Phụ nghĩaquên bỏ ơn nghĩa, không nhớ sự giúp đỡ của người có lòng tốt với mình.
    Bố kình hay Bố kinhdo bốn chữ "bố quần, kinh thoa", có nghĩa vợ chồng sống với nhau từ lúc nghèo khó. Theo chuyện: "Lương Hồng nhà nghèo nhưng tánh cứng cỏi, trọng danh dự, học rộng hiểu nhiều. Cưới vợ là Mạnh Quang. Lúc mới về nhà chồng, Mạnh Quang mặc áo quần quá đẹp. Lương Hồng 7 ngày không nhìn mặt vợ. Mạnh Quang biết ý chồng, trút bỏ lớp áo quần đẹp, đầu cài trâm gai, mặc áo quần vải hầu chồng. Lương Hồng vui vẻ, bảo: "Đây mới chính là vợ của ta". Vợ chồng sống trong sạch, cày cấy, dệt vải, người vợ bao giờ cũng giữ lễ với chồng. Mỗi bữa cơm, vợ bưng mâm ngang mày để tỏ lòng kính trọng chồng". (Trong các tự điển, bố kinh, kinh nhơn, kinh phụ, sơn kinh, chuyết kinh đều chỉ người vợ).
    Trungnghĩa hẹp là một lòng tin nghe lời người chủ, người ơn của mình. Nghĩa rộng: không sợ chết, biết liều mình bảo vệ Tổ Quốc, hết lòng với vị chỉ huy tài đức.
    Hiếuchăm sóc, dưỡng nuôi, không làm điều hư xấu để Ông Bà, Cha Mẹ phải buồn lòng. 
    Khuyên nhủchỉ dạy, nhắc nhở với lời lẽ dịu dàng nhưng không có ý bắt buộc. 
    Bằng naytiếng dân gian miền Nam, có nghĩa: từ đây, ngày nay, bây giờ,.
    Lê thứdân thường, dân không chức quyền. 
    Ngày ràycó nghĩa: từ những ngày qua đến lúc nói; ví dụ: "Anh đi đâu mấy ngày rày ?".
    Tỉnh tâmhết mê, hết say, xét lòng biết được điều tốt, xấu, hư, nên, mà cải sửa.
    Cơ thâm thì họa diệc thâmtính mưu kế thật sâu độc để hại người thì tai họa theo ta cũng lớn bằng chừng ấy. Câu này khuyên ta nên sống hiền lành, ngay thẳng. Ta không hại người thì không sợ bị người hại lại.
    Cơ thâm là mưu mẹo sâu độc được tính toán, sắp đặt có thứ tự, có lớp lang, khéo, kỹ lưỡng nhằm gài cho người ta mắc, bị kẹt, bị thua trí để có lợi lớn cho mình. 
    Họatai họa, việc rủi có thể hại tới tài sản, sanh mạng.
    Diệccũng, cũng theo, như bóng theo hình.

    Phụ giải:

    Bình tĩnhlàm chủ được mình, không hốt hoảng.
    Bố quầnquần bằng vải dệt bằng chỉ cây bố.
    Kinh thoatrâm cài đầu bằng gai.

    --- oOo ---

    5.-"Người khôn nghe nói càng rầu - Người ngu nghe nói ngửa đầu cười reo - Rồi sau sẽ thấy hùm beo - Khắp trong bá tánh hiểm nghèo đáng thương".

    Luận giải(dòng 17 tới 20, trang 25)
    Người hiểu đạo, biết xét điều tội phước, biết sợ quả báo luân hồi, khi nghe những lời khuyên dạy này thì lòng càng thêm lo nghĩ; còn kẻ mê tối nghe qua liền ngửa mặt cười, cho đây là chuyện bày ra để hù dọa cho người đời sợ. Sau này các người hung dữ sẽ gặp cọp beo còn dân chúng khắp nơi phải chịu nhiều điều đau khổ và nguy hiểm, thật đáng thương.
    Nghĩa bóng: phải chăng sau này có một loại người không đạo đức, ham tiền của, mê chức quyền, nên bằng mọi cách, dầu phải làm điều độc ác cốt sa họ được như ý. Khi có tiền nhiều, chức quyền to, để giữ gìn những cái đã có, họ càng độc ác, càng hung dữ. Đó là tai họa của đất nước, mối nguy hại lớn cho dân lành. 

    Nghĩa chữ khó:

    Bá tánhtrăm họ, chỉ chung người trong nước. 
    Hiểm nghèosự tình không tốt, nguy hiểm có thể chết. 

    Phụ giải:

    Quả báocó nghĩa lãnh lấy kết quả. Do nhơn lành, tức trước đã làm việc tốt, điều lành, sau hưởng kết quả lành như được những điều may, vui, tốt. Nếu do nhơn dữ, tức trước đã phạm tội lỗi bằng thânbằng miệng, bằng ý, thì kết quả dữ trả lại cho mình phải lãnh chịu các việc không may, xấu, tai họa, khổ sở. 
    Luân hồi - Luân: bánh xe, quay vòng tròn. Hồihết vòng, quay trở lại. Luân hồi theo nhà Phật, con người mãi lẩn quẩn trong vòng: Sanh, Già, Bịnh, Chết, rồi đầu thai cũng vẫn trong 6 đường: Tiên, Thần, Người, Địa ngục (nhà tù dưới đất), Quỉ đói và Súc sanh (thú vật). 
    Hùm1 loại cọp. Cọpbeohai loại thú dữ ăn thịt sống.

    --- oOo ---

    6.-"ĐIÊN nầy vưng lịnh MINH-VƯƠNG -Với lịnh PHẬT đường đi xuống giảng dân - Thấy trong bá tánh phàm trần - Kẻ khinh người nhạo Thần Tiên quỉ tà".

    Luận giải(dòng 21 tới 24, trang 25)

    Ngài vâng lịnh Phật và Minh Vương xuống trần giảng dạy cho dân hiểu biết đạo lý, nhưng người đời vì mê tối không nhận ra Thần, Tiên hay Bồ tát hiện thân vào đời dạy đạo, với mắt thường họ chỉ thấy bề ngoài các vị ấy như người mất trí, áo quần rách nát, hay đui, cùi, thì khi dể, chê cười, có khi còn cho là quỉ tà.

    Nghĩa chữ khó:

    Minh Vươngnghĩa thường là vị vua sáng suốt, tài đức, thương và chăm lo đời sống cho dân. Với lòng tin của tín đồ PGHH, Minh Vương là vị Bồ tát, vị Phật, ngày sau xuống trần cứu Việt Nam. Theo kinh sách, là vị tôn giả thừa lịnh Phật, hiện thân dùng trí huệ và oai đức hàng phục ác ma, dẹp ma chướng ủng hộ các nhà tu. 
    Phật đườngnơi thờ Phật. Cảnh Phật. 
    Giảng dânchỉ dạy đạo lý cho dân.
    Phàm trần - Phàm: tầm thường. Trầncát bụiChỉ cõi đời và cũng chỉ con người.
    Khinhkhi dể, coi không ra gì. 
    Nhạochế giễu, ngạo cười.
    Thầnnhững vị lúc sống là anh hùng của dân tộc, hoặc có công lớn với đất nước, sau khi chết được người đời nhớ ơn thờ kính.
    Tiên: những bực thoát trần, lánh mình sống nhàn nhã nơi non cao, không màng chuyện lợi danh hay tình cảm thường tình. Nghĩa bóng: người dứt được các thứ tình cảm tầm thường, không ham lợi danh thì đâu phải lo nghĩ, buồn phiền, cuộc sống đó khác nào …Tiên. 
    Quỉ tàhồn của những người lúc sống hung dữ, xấu, ác, chết thành quỉ phá đời. 

    Phụ giải:

    Nghĩa lý nghĩa lý chánh thức của nền Đạo. Các điều khoản, luật lệ tốt, đúng từ xưa truyền lại làm khuôn thước trong quan hệ đối xử, được xã hội thừa nhận.

    --- oOo ---

    7.-"Mặc ai bàn tán gần xa - Quỉ của PHẬT BÀ sai xuống cứu dân - Kẻ xa thì mến đức ân - Làm cho người gần ganh ghét khinh khi".

    Luận giải(dòng 1 tới 4, trang 26)

    Mặc người đời bàn tán, nói sao cũng được, có kẻ còn cho Ngài là Quỉ, nhưng họ đâu biết, đây là “Quỉ” của Phật Bà, vâng lịnh xuống trần dạy Đạo, cứu dân, nên những người hiểu biết, dầu ở xa, cũng bày tỏ lòng kính mến về ân đức đó làm cho kẻ ở gần mà lòng dạ hẹp hòi, nghe thấy vậy mới ganh ghét và ra vẻ ngạo nghễ khinh khi.

    Nghĩa chữ khó:

    Bàn tánbàn luận rộng rãi và đặt ra nhiều giả thuyết.
    Phật Bà: Đức Phật Quán Thế Âm.
    Đức ân - Đức: thích làm điều lành; thương yêu giúp đỡ, đối xử tốt với mọi người, thương sanh vật; ở phải đạo.Ân: ơn, người nhận sự giúp đỡ phải nghĩ đến đền đáp. 
    Đức ân ở đây chỉ sự quý trọng của người trần đối với tấm lòng bao la thương đời và công trình khó nhọc đi giảng dạy những điều hay lẽ phải của Ngài.
    Ganhvì thua kém người nào đó nên lòng không thích.
    Khinh khikhi dể, coi người không ra gì.

    Phụ giải:

    Ngạo nghễphách lối, không coi ai ra gì hết.
    8.-"Nam mô, mô Phật từ-bi - Miệng thì niệm Phật lòng thì tà-gian". Khắp trong bách-tánh (bá-tánh)trần-hoàn - Cùng hết xóm làng đều bỉ người ĐIÊN".

    Luận giải(dòng 5 tới 8, trang 26)

    Người đời, từ đầu xóm đến cuối làng, ai thấy người “Điên” cũng ra vẻ khinh khi và không ít kẻ miệng lúc nào cũng nói tu, ăn chay, niệm Phật, nhưng lòng thì gian tà xảo quyệt. - * Ấn bản 1998 in bá tánh.

    Nghĩa chữ khó:

    Nam môNamah (scr) tiếng Phạn: qui y, nương theo. 
    Từ Bilòng lành, thương và đau xót. Từthương tưởng, dốc làm lợi ích, an vui cho chúng sanh. Biđau xót trước cảnh khổ nạn, đau buồn của chúng sanh mà dốc lòng cứu vớt. Phật thương chúng sanh như thương con nên gọi làTừ. Phật thấy chúng sanh chịu các nỗi khổ mà động lòng thương, muốn cứu vớt họ ra khỏi các tai nạn, nên gọi Bi.
    Niệmcó nghĩa tưởng nhớ công đức của Phật, của Ông Bà, Cha Mẹ, thành kính đọc thầm danh hiệu, học và rán noi theo 4 đức lớn của Phật: Từ - Bi - Hỷ - Xả.
    Niệm Phật: trong tâm người đời không dứt tạp niệm do mãi mê suy tưởng những việc lợi danh, thương yêu, giận ghét..., nên bị phiền não ngăn che, khiến chơn tâm mờ ám. Nếu thành tâm niệm Phật sẽ dứt mọi ý nghĩ sai quấy. Khi tâm không loạn là lòng ham muốn chẳng còn thì các tính dục cũng bị diệt. 
    PhậtBouddha, (scr) Phạn, là Giác: tức bực sáng suốt. 
    Bỉkhinh khi ra mặt.
    Trần hoàn - Trần: bụi cát. Hoànđất lớn tròn - trái đất tròn - chỉ cõi đời con người sống. 
    Bách tánhtrăm họ, chỉ chung người trong nước.
    Phụ giải:

    Qui: về, trở về. 
    Qui Y: nương theo, làm y theo lời Phật dạy, hết lòng tin và quyết gởi đời mình cho Phật.
    Hỷsẵn sàng mang niềm vui đến cho người và cùng vui cái vui của người.
    Xảbuông thả ra – bỏ đi. Dứt bỏ mọi vật của mình giúp đỡ chúng sanh, không phân biệt kẻ oán người thân, người thương kẻ ghét, để lòng được an tịnh, thanh thản.
    Chơn tâmlòng chơn thật, trong sạch, không nhiễm dơ.
    Tạp niệmnhững ý nghĩ lộn xộn.

    --- oOo ---

    9.-"ĐIÊN này xưa cũng như ai - Vào các ra đài tột bực giàu-sang - Nghĩ suy danh-lợi chẳng màng - Bèn lên ẩn-dật lâm-san tu trì".

    Luận giải(dòng 9 tới 12, trang 26)

    Ngày xưa “Điên” này cũng ở lầu đài và từng giàu sang tột bực, nhưng suy nghĩ danh và lợi không phải là điều kiện chánh yếu xây dựng hạnh phúc trong một cuộc sống đầy âu lo đau khổ, nên Ngài mới lánh mình vào núi rừng, chọn nơi yên lặng nghĩ suy tìm con đường giải thoát.

    Nghĩa chữ khó:

    Cáclầu, gác caoĐàinền caoCác đàichỉ nhà cao cửa rộng của người giàu. 
    Tột bựckhông còn ai hơn. Không ai sánh bằng. 
    Bènliền, làm điều gì đó liền theo một việc vừa xảy ra, ví dụ: "Tôi vừa ra cửa, ông ta bènbước theo; hoặc: vừa thấy ông ta vấp té, tôi bèn chạy lại đỡ ông ta dậy ".
    Danh lợixin xem lời giải số 1
    Chẳng màng: không nghĩ đến, không mong muốn, không ham thích, không thấy cần.
    Ẩn dật - Ẩnở một nơi kín đáo không muốn ai biếtDậtyên vui nơi vắng vẻ.
    Lâm san - Lâm sơn: rừng và núi. Chỉ chung rừng núi.
    Tu trì - Tu là sửa, sửa tánh, răn lòng, khép mình theo luật đạoTrì: giữ gìn. Tu trìrèn lòng, sửa tánh, siêng học kinh kệ, bền lòng giữ luật đạo. 

    Phụ giải:

    Giải thoát - Giải: cởi mở, tháo ra cứu ra. Thoát: vuột, khỏi, qua khỏi sự ràng buộc hay tai nạn. Có nghĩa cứu ra khỏi cảnh khổ của cuộc đời. 

    --- oOo ---

    10.-"Nhờ Trời may-mắn một khi-Thẩn thơ lại gặp Đức THẦY BỬU SƠN- Cúi đầu ĐIÊN tỏ nguồn cơn-Động lòng bác-ái ra ơn dạy truyền Thấy ĐIÊN tâm tánh quá thiền(thiềng) - Nội trong sáu khắc biết liền Thiên-cơ".

    Luận giải(dòng 13 tới 18, trang 26)

    Nhờ Trời ban duyên may, Ngài đang thơ thẩn suy nghĩ may gặp Đức Thầy Bửu Sơn, vị Giáo tổ Bửu Sơn Kỳ Hương, vội cúi đầu thưa rõ việc vâng lịnh Phật xuống trần dạy Đạo, cứu độ người đời. Thấy Ngài lòng dạ hiền lành, thành thật, Đức Giáo tổ cảm động, ra công chỉ dẫn trong một ngày Ngài hiểu được rõ ràng bộ máy của Trời Đất.
    * Ấn bản 1998 in chữ thiềng.

    Nghĩa chữ khó:

    Đức Thầy Bửu Sơn tức Phật Thầy Tây An, vị Giáo tổ BỬU SƠN KỲ HƯƠNG, Đức Thầy là vị tiếp nối, làm sáng tỏ và phong phú giáo thuyết Tứ Ân của Phật Thầy. 
    Thẩn thơđi đi lại lại suy nghĩ một điều gì.
    Tỏ nguồn cơntrình rõ đầu đuôi gốc ngọn của sự việc.
    Bác ái - Bác: rộng. Ái: thương yêu. Bác ái: lòng thương rộng rãi đối với người cùng sanh vật. 
    Dạy truyềnchỉ dẫn lẽ phải, điều hay và dạy cách thức thực hiện những điều hay, mới. 
    Thiềng  thànhthành thật, tiếng dân gian miền Nam. Lời chú thêm: Năm 1806, vua Gia Long và Hoàng Hậu Thuận Thiên chọn con gái của vị công thần Hồ văn Bôi, tên Hồ Thị Hoa cho Hoàng tử Đãm – cùng một tuổi với Bà Hoa, sanh năm 1791, Hoàng tử Đãm lên ngôi năm 1820, tức vua Minh Mạng - Bà Hoa một mực hiền thục, rất được vua Gia Long và Hoàng Hậu thương yêu, nhưng vắn số, bà sanh con trai đầu lòng tháng năm, năm 1807, là Hoàng tử Miên Tôn, được 13 ngày thì bà mất. Lúc ấy bà mới 17 tuổi. Thương cô dâu bất hạnh, vua Gia Long xuống dụ cấm triều đình và trăm họ không được nhắc tên Hoa nữa. Những từ có tên Hoa đều phải chuyển đổi, như chợ Đông Hoa thành Đông Ba, Phàn Lê Hoa thành Lê Huê ... Năm 1841, Hoàng tử Miên Tôn lên ngôi, lấy hiệu là Thiệu Trị. Triều đại Thiệu Trị cũng như con cháu sau này của ông đều triệt để kiêng kỵ tên Hoa. Việc kiêng kỵ này ảnh hưởng sâu rộng trong dân gian miền Nam. Trường hợp đức cố Quản Trần văn Thành, đại đệ tử của Phật Thầy Tây An, người có công kháng Pháp, lập trại ruộng tự túc kinh tế nuôi quân, tín đồ Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa rất kính trọng Ngài, nên tiếng Thành được gọi trại ra thiềng, cũng như Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh, người có công lớn trong việc khẩn hoang và bảo vệ Miền Nam, được dân gian kính trọng, tránh tiếng Cảnh gọi trại rakiểng ...
    Sáu khắcmỗi khắc 2 tiếng đồng hồ.
    Thiên cơ - Thiên: Trời. máy móc; bộ máy của Trời. 

    Phụ giải:

    Giáo tổvị tổ của một nền Đạo, vi sáng lập nền Đạo. 
    Giáo thuyếtđiều đặt ra chỉ đường lối tu của nền Đạo.
    Phong phúdồi dào, nhiều và tốt hơn.
    Tứ Ânbốn ơn. Lời dạy về lý lẽ của 4 ơn lớn:

    1.Ơn Tổ Tiên Cha Mẹ. 
    2.Ơn Đất Nước. 
    3.- Ơn Tam Bảo (Phật - Pháp - Tăng). 
    4.- Ơn Đồng Bào và Nhơn Loại – Ơn đàn na thí chủ. 
    Phậtxin xem lời giải số 8.
    Pháp: lời dạy Đạo của Phật; cách thức tu hành.
    Tăngngười nam rời bỏ gia đình vào chùa tu học, rồi mang lời Phật dạy truyền bá cho người đời. 
    Đồng bàocùng một bọc sanh ra, ở chung một nước, cùng nói một thứ tiếng. 
    Nhơn loạitất cả con người sống trên mặt đất.

    --- oOo ---

    11.-"Chuyện này thôi nói sơ sơ - Để rộng thì giờ nói chuyện chơn tu - Dương-trần kẻ trí người ngu - Ham võng ham dù danh-lợi xuê-xang".

    Luận giải(dòng 19 tới 22, trang 26)

    Chuyện này thôi kể sơ sơ để nhiều thì giờ nói về chuyện tu. Thế nhân có kẻ khôn người dại, nhưng phần đông không biết tu hành, thích sống xa xỉ, ham danh mê lợi.

    Nghĩa chữ khó:

    Sơ sơnói phớt qua, không cần giải thích rõ hơn. 
    Chơn tuthành thật tu, siêng học và giữ kỷ luật đạo.
    Dương trầnCát bụi dưới mặt trời, chỉ cõi đời nơi con người đang sống; cũng chỉ con người. 
    Kẻ tríngười dùng sự hiểu biết của mình suy nghĩ phân biệt đúng, sai, hay, dở. 
    Người ngukẻ mê muội, tối dạ, ít hiểu biết, dốt.
    Võng dù - Võngvật dùng khiêng kẻ chức quyền hay giàu tiền, có người cầm  theo che.
    Danh lợixin xem lời giải số 1.
    Xuê xangăn xài rộng rãi, mặc hàng vải mắc tiền. 

    Phụ giải:

    Xa xỉxài rộng rãi, không tiếc tiền; xài không đúng chỗ.

    --- oOo ---

    12.-"Cờ đà đến nước bất an - Chẳng lo tu niệm tham-gian làm gì - PHẬTTRỜI thương kẻ nhu-mì - Trọng cha, yêu Chúa kính vì tổ-tông".

    Luận giải(dòng 23 tới 26, trang 26).

    Cuộc đời ngày nay như ván cờ sắp thua, có nghĩa cõi thế gian gần kỳ tiêu diệt, vậy mà người đời chưa thức tỉnh lo tu, vẫn tham gian, mê muội, mù quáng chạy theo danh lợi. Phật Trời thương, cứu độ những ai ngay thật, tánh nết dịu hiền, biết kính trọng Tổ Tiên, hiếu thảo với Cha Mẹ, trung thành với đất nước, hết lòng cùng chủ tướng tài đức của mình.
    Nghĩa chữ khó:

    Cờ đà đến nước bất anván cờ sắp thua, khó cứu vãn. 
    Đàđã là, đã, nói cho xuôi giọng, tiếng dân gian dùng.
    Bất annghĩa ở đây là không ổn, khó, sắp thua cuộc.
    Tu niệm - Tu là sửa, sắp đặt lại cho đẹp; cải sửa thân tâm, khép mình theo luật đạo.Niệmtưởng nghĩ công đức Ông Bà, Cha Mẹ; của Phật, miệng niệm lòng thành kính đọc thầm danh hiệu đức Phật, học và cố làm theo 4 đức lớn của Phật: Từ - Bi - Hỉ - Xả. Xin xem số 8
    Tham gianquá nhiều ham muốn rồi làm điều không ngay thẳng miển có được của tiền.
    Nhu mìhiền, lời nói dịu dàng; lễ phép trong đối xử. 
    Trọng chakính yêu và nghe lời chỉ dạy của Cha. 
    Yêu Chúathương kính, hết lòng với người chỉ huy tài đức (ngày xưa với vua, chúa).
    Kính vì tổ tônghiếu thảo, kính trọng Ông Bà, không làm điều gì để Tổ tiên, Ông Bà, Cha Mẹ mang tiếng xấu.

    --- oOo ---

    13.-"Ngồi buồn nói chuyện bông-lông - Khắp trong trần-hạ máu hồng nhuộm rơi - Chừng nào mới đặng thảnh-thơi - Dậu PHẬT ra đời thế-giới bình-yên".

    Luận giải(dòng 27 tới 30, trang 26)

    Thấy dân chúng đau khổ, lòng Ngài rất buồn nhưng không tiện nói rõ máy Trời, chỉ dùng lời bóng gió ngầm báo trước giặc cướp sẽ lan tràn, máu đổ, chết chóc khắp nơi, rồi nhân đó khuyên bảo người đời rán tu, ăn ở hiền, xa việc dữ để được sống còn tới năm Dậu (chỉ năm con Gà ?) Phật xuống thế gian, bấy giờ thế giới mới yên ổn. (Trận giặc thế giới thứ hai dứt ngày 02/9/1945, là gần cuối năm Ất Dậu, tức năm con Gà).
    Nghĩa chữ khó:

    Nói bông lôngnói vu vơ; nói bóng gió, nói khơi khơi, không chỉ rõ việc gì.
    Thảnh thơian nhàn, không có điều gì phải lo nghĩ.

    --- oOo ---

    14.-"ĐIÊN này ĐIÊN của Thần-Tiên - Ở trên Non-Núi xuống miền Lục-Châu - Đời còn chẳng có bao lâu - Rán lo tu-niệm đặng chầu Phật-Tiên".

    Luận giải(dòng 31 tới 34, trang 26)

    Người không phải Điên mà là Thần Tiên ở non ở núi, vâng lịnh Phật xuống miền lục tỉnh dạy Đạo, cứu dân. Ngàikhông ngừng báo trước rằng thế gian sắp tới ngày tiêu diệt, nên khuyên người đời sớm lo tu để được sống còn hầu ngày sau an vui nơi cảnh Tiên, cõi Phật.Nghĩa bóng: yên vui với không gian trong sạch, không hận thù, không đau khổ chia ly, phải chăng cảnh tiên, cõi Phật ở thế gian, là Cực lạc ở cõi đời ? 

    Nghĩa chữ khó:

    Lục Châusáu Châu, do sắc lịnh năm 1831 của vua Minh Mạng, miền Nam Việt Nam có 6 Châu, sau này đổi thành tỉnh: Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên, còn gọi là lục tỉnh. Thời Pháp cai trị, miền Nam mang tên Nam Kỳ lục tỉnh. (*)
    ChầuhầuChỉ nói chầu Trời, Phật hay chầu vua chúa. 
    Miềnvùng, phía, nơi chốn.
    Tu: sửa tánh, răn lòng, khép mình theo luật đạo.
    Niệmxin xem số 12Phật Tiênxin xem số 6 và 8.

    Phụ giải: (*)

    Thời Pháp thuộc, Nam kỳ lục tỉnh chia ra 20 tỉnh:
    1.- Gia Định. 2.- Châu Đốc. 3.- Hà Tiên. 4.- Rạch Giá. 5.- Trà Vinh. 6.- Sa Đéc. 7.- Bến Tre. 8.- Long Xuyên. 9.- Tân An. 10.- Sóc Trăng. 11.- Thủ Dầu Một. 12.- Tây Ninh. 13.- Biên Hoà. 14.- Mỹ Tho. 15.- Bà Rịa. 16.- Chợ Lớn. 17.- Vĩnh Long. 18.- Gò Công. 19.- Cần Thơ. 20.- Bạc Liêu.

    --- oOo ---

    15.-"Thế-gian ít kẻ làm hiền - Nhiều người tàn- bạo làm phiền Hoá-Công - Thế-gian chuyện có nói không - Đến hội MÂY-RỒNG thân chẳng toàn thây".
    Luận giải(dòng 1 tới 4, trang 27)

    Người thế gian hiền lành thì ít mà hung dữ quá nhiều, đó là điều buồn lòng đấng Tạo hóa. Những kẻ gian ác quen lừa gạt dối trá, chuyện có nói không, chuyện không nói có, sau này, đến hội MÂY RỒNG chết thây không còn nguyên vẹn.

    Nghĩa chữ khó:

    Tàn bạoác độc, hung dữ. 
    Hoá công - Hoá: tạo ra, sanh ra. Công: thợ, thợ Trời, là đấng tạo hoá. - Theo người xưa, Ông Trời hay Thượng Đế là đấng tạo ra thế giới, muôn loài, vạn vật. 
    Hội Mây Rồng - Hội Rồng Mây hay Hội Long VânCơ hội lập công danh. Theo niềm tin của tín đồ PGHH là Hội lớn của Trời Phật chọn người hiền đức. Theo điển tích văn học, là cuộc thi cá chép hoá thành rồng. Ví dụ hai câu thơ của Nguyễn Công Trứ trong bài Luận kẻ sĩ: "Rồng mây khi gặp hội ưa duyên. Đem quách cả sở tồn làm sở dụng ". Nghĩa bóng: người tu cũng phải trải qua cuộc "thi cử" gay go, những kẻ thiếu tài kém đức chắc chắn không vượt qua được cuộc thi này.
    Thế gianxin xem số 3.
    Hiềntánh dịu dàng, ưa làm lành, hay tha thứ và giúp đỡ người.

    --- oOo ---

    16.-"Việc đời đến lúc cấn gây (gay) - Mà cũng tối ngày nói xéo nói xiên - Dương-trần tội ác liên-miên - Sau xuống huỳnh-tuyền Địa-ngục khó ra".

    Luận giải(dòng 5 tới 8, trang 27)

    Việc đời đã đến hồi khó khăn, mà người trần chưa chịu lo tu, không chừa bỏ thói phá xóm hại làng, kiếm chuyện nói xéo nói xiên, không ngừng gây tội ác, hạng người này chết hồn xuống suối vàng bị đày vào Địa ngục khó có ngày được ra.

    Nghĩa chữ khó:

    Cấn gay hay gay cấnviệc khó giải quyết.
    Nói xéo nói xiênchê trách mà không chỉ ngay, nói lòng vòng; nói xa nói gần, người bị chê nghe là hiểu. 
    Liên miênliền liền, chỉ một việc mà kéo dài không dứt. 
    Huỳnh tuyền: suối vàng, chỉ thế giới của người chết.
    Địa ngụcnhà tù ở thế giới người chết, nơi giam giữ các hồn tội lỗi.

    --- oOo ---

    17.-"ĐIÊN nầy nói việc gần xa - Đặng cho lê- thứ biết mà lo tu - Tu cho qua cửa Diêm-phù - Khỏi sa Địa-ngục ngao-du Thiên-đài".

    Luận giải(dòng 9 tới 12, trang 27)

    Vì không thể nói rõ sự xếp đặt của Phật, Trời, Ngài nói gần nói xa nhằm khuyên người đời rán thành tâm siêng năng tu hành để khi rời cõi đời này hồn khỏi sa địa ngục mà được thong dong về chốn an vui.

    Nghĩa chữ khó:

    Lê thứxin xem số 4.
    Sarơi xuống, rớt xuống.
    Diêm phùJambudvipa, tiếng Phạn, tức Diêm phù đề, chỉ trái đất chúng ta đang sống. 
    Ngao duthong thả đi dạo chơi. 
    Thiên đàinghĩa bóng chỉ cõi Trời. Cảnh an vui. 

    Phụ giải:

    Thong dongthong thả, không gấp rút, không vội vàng.

    --- oOo ---

    18.-"Đường đời chẳng có bao dai - Nên viết một bài cho bá-tánh coi".*(Tuồng đời như pháo châm ngòi - Bá-gia yên lặng mà coi KHÙNG này).

    Luận giải(dòng 13 tới 16, trang 27) 

    Ngày thế gian tiêu diệt gần kề, vì lòng thương dân Ngài viết một bài cho bá tánh đọc để biết cõi trần hiện như cái pháo đã châm ngòi, sắp nổ tan xác; người đời nên lắng lòng suy nghĩ, rán tu để được sống còn mà đánh giá lời nói của Người
    - * 2 câu này ở Ấn bản 1998 - Ấn bản 1958 không có.

    --- oOo ---

    19.-"KHÙNG thời ba TỚ một THẦY - Giảng- dạy dẫy-đầy rõ việc Thiên-cơ - ĐIÊN đây còn dại còn khờ - Yên lặng như tờ coi chúng làm sao".

    Luận giải(dòng 17 tới 20, trang 27)

    Ngài có một Thầy ba Trò, hiểu rõ máy Trời mà không thể nói trắng ra, vì thương đời nên đã giảng giải thật đầy đủ những điều gì nói được. Trên đường đi dạy đạo, Ngài gặp lắm kẻ xấu, khuyên giải thế nào cũng chẳng chịu nghe, đành phải giả bộ dại khờ, giữ im lặng xem chúng làm sao.

    Nghĩa chữ khó:

    Dẫy đầy: thật nhiều, quá đầy, tràn trề.
    Thiên cơxin xem số 10.
    Yên lặng như tờlà lặng ngắt như từTừ là đền từ, đề thờ. Chữ từ thường đọc trại ra tờ. Ta có câu lặng ngắt như chùa Bà Đanh, là im lặng và vắng ngắt.

    Phụ giải:
    Ba TớBa vị theo bên cạnh Đức Thầy. Chưa đủ tài liệu chứng minh, chúng tôi chưa tiện nêu danh.

    --- oOo ---

    20.-"Bá gia kẻ thấp người cao - Chừng thấy máu đào chúng mới chịu tu - Bây giờ giả dại giả ngu -Cũng như Nhơn-Quí ở tù ngày xưa".

    Luận giải(dòng 21 tới 24, trang 27).

    Sự hiểu biết của người đời không đồng đều, cũng chẳng giống nhau, kẻ khôn, người mê tối. Người mê tối khi thấy đổ máu, thấy chết chóc mới hoảng sợ mà niệm Phật cầu xin ân phước. Bây giờ chưa tới lúc nên Ngài phải giả vờ ngu dại, chịu tiếng chê cười như ngày xưa Tiết Nhơn Quí bị ngồi tù oan.

    Nghĩa chữ khó:

    Máu đàohoa đào màu đỏ tươi như máu. 
    Nhơn Quý tức Tiết Nhơn Quýviên tướng đứng đầu quân đội của vua Lý Thế Dân, nhà Đường (Tàu, 618-907) không tội vẫn bị ba năm tù mới được rửa oan. 
    Ý nói: người đời chẳng những không tin, không nghe lời Ngài khuyên ăn ở hiền lành, lo tu, trái lạiNgài còn bị nghi ngờ, khi dể, bị chê cười, bị làm khó đủ cách, khác gì Tiết Nhơn Quý chịu oan ức ngày xưa. 

    Phụ giải:

    Mê tốiít hiểu biết.

    --- oOo ---

    21.-"Lúc này kẻ ghét người ưa - Bị ĐIÊN nói bừa những việc vừa qua - Dương trần biếm nhẻ gần xa-Nói quỉ nói tà đây cũng cam tâm".

    Luận giải(dòng 25 tới 28, trang 27)

    Bằng tấm lòng tha thiết thương dân, Ngài đi dạy Đạo không kể gì nắng mưa khổ cực nên được nhiều người quí mến, nhưng vẫn có kẻ không ưa, bởi Ngài nói thẳng ra những việc xấu họ đã làm. Vì quyết tâm cứu đời, nên mặc tình ai cười chê, giận ghét, hay nói xa gần, rất đổi có kẻ cho là quỉ là tà, Ngài cũng không buồn.

    Nghĩa chữ khó:

    Nói bừanói thẳng ra không sợ người giận. Cũng có nghĩa nói một việc gì mà không suy nghĩ kỹ, không thứ tự, không đầu không đuôiNói đại, nói càn.
    Biếm nhẻchê cười người nào đó mà không nói rõ tên. 
    Cam tâmđành lòng, ép bụng chịu, không buồn.

    --- oOo ---

    22.-"Ngồi buồn nhớ chuyện xa xăm - Dạo trong Bảy-Núi cười thầm sư mang - Nói rằng lòng chẳng ham sang - Sao còn ham của thế gian làm gì ? Việc này thôi quá lạ kỳ - Cũng trong Phật giáo sao thì chê khen".

    Luận giải(dòng 29 tới 34, trang 27)

    Ngồi buồn nhớ lại chuyện năm xưa, lúc đi thăm viếng chùa am trong vùng Bảy Núi, Ngàigặp nhiều vị sư mặc áo nhà tu mà lòng còn hung ác, ham muốn của tiền không khác gì kẻ thế gian. Việc này không thể xem như chuyện bình thường được. Nhưng thôi, dầu sao cũng tiếng là người cùng gia đình nhà Phật, khen chê nhau dễ gây hiểu lầm.

    Nghĩa chữ khó:

    Bảy Núi - Thất sơn: 7 ngọn núi thuộc tỉnh Châu Đốc:
    1.- Anh Vũ sơn: núi Kéc, 
    2.- Ngũ Hồ sơn: núi Giài 5 giếng, ở gần núi Kéc,
    3.- Thiên Cẩm sơn: núi Gấm hay núi Cấm, 
    4.- Liên Hoa sơn: núi Tượng,
    5.- Thủy Đài sơn: núi Nước, nhỏ ở gần núi Tượng,
    6.- Ngọa Long sơnnúi Dài,
    7.Phụng Hoàng sơnnúi Tô.
    Một giải thích khác, Thất Sơn gồm: núi Trà Sư, núi Kéc, núi Bà Đội Om, núi Cấm, núi Dài, núi Tượng và núi Tô. Thực ra, dãy Thất sơn có hơn 10 ngọn núi (theo quyển Thất Sơn Mầu Nhiệm của ÔÔ.Dật Sĩ -Nguyễn văn Hầu). 
    Cười thầm: trong ý chê, không phục mà không nói ra.
    Sư mang hay "sư hổ mang", tiếng dân gian miền Nam chỉ hạng người tu không giữ gìn luật đạo, lòng nuôi nhiều ham muốn, âm thầm làm việc ác độc, giống như rắn hổ mang, (loại rắn độc, nhìn có vẻ hiền, khi làm dữ cổ bạnh to ra và cắn chết người vì nọc rất độc) 
    Sangnhiều tiền ăn xài rộng rãi, dáng vẻ cao quý. 

    Phụ giải:

    Amnơi thờ Phật giống ngôi chùa nhỏ chỉ một người tu.

    --- oOo ---

    23.-"Lúc này tâm trí rối beng -Tiếng huyễn (quyển) tiếng kèn mặc ý bá-gia -Hết gần rồi lại tới xa - Dân sự nhà nhà bàn tán cười chơi".

    Luận giải(dòng 35 tới 38, trang 27)

    Vì thương dân trong cảnh khổ đau, nhứt là sắp chết đến nơi, nên lòng Ngài nhiều nỗi ngổn ngang, dầu vậy, mặc tình ai dùng lời ngon tiếng ngọt, hay châm chọc nói gần nói xa chê cười, Người vẫn giữ im lặng và không buồn phiền.

    Nghĩa chữ khó:

    Tâm trí rối bengnhiều suy nghĩ nên long, trí rối rắm.
    Quyển: ống sáo, ống tiêu, một nhạc khí.
    Tiếng quyển tiếng kèntiếng dân gian miền Nam chỉ những lời nói nịnh bợ, lời xúi dục mà dịu ngọt, êm tai - phần lớn từ miệng phụ nữ đẹp - làm người nghe mất sáng suốt, dễ tin hầu lấy lòng thương mà kiếm lợi. 
    Mặc ý bá giatùy ý ưa thích, chê khen của người đời.
    Dân sựnhững việc của người dân. 
    Bàn tánđặt nhiều lý do rồi nói xầm vì với nhau. 

    --- oOo ---

    24.-"Chuyện nầy cũng lắm tuyệt vời - Giả như Hàn Tín đợi thời lòn trôn - Đến sau danh nổi như cồn - Làm cho Hạng-Võ mất hồn mấy khi Chuyện xưa thanh sử còn ghi - Khen anh Hàn Tín vậy thì mưu cao".

    Luận giải(dòng 1 tới 6, trang 28)

    Sử xanh còn ghi chép về tài trí của Hàn Tín, lúc chưa gặp thời phải chịu nhục cúi người chui qua háng một tên du côn. Đến sau, Hàn Tín nổi tiếng khắp nơi về tài điều binh khiển tướng, đánh thắng nhiều trận làm Hạng Võ kinh sợ, quân binh tan rã hết, đến cùng đường phải tự tử tại bến đò sông Ô.

    Nghĩa chữ khó:

    Tuyệt vờiquá sức hay đẹp; hơn tất cả. 
    Lòn trônchui qua háng – đáy quần.
    Hàn Tíntướng cầm quân giỏi của Hán Cao tổ Lưu Bang (Tàu, 202 trước Tây lịch, 220 sau Tây lịch), lúc chưa gặp thời phải nhịn, chịu nhục cúi mình chun qua đáy quần (háng) một tên du côn để giữ mạng sống chờ dịp đem tài giúp nước. Ý câu này khuyên người đời nên tùy thời mà ẩn nhẫn, biết nhịn nhục khi cần.
    Danh nổi như cồntài giỏi được nhiều người biết. 
    Cồncó hai giải thích:
    a/- gò đất lớn nổi lên giữa con sông, trên đó có nhà người ở làm vườn hoặc ruộng rẩy.
    b/- cái còng hay chiêng, làm bằng thau pha đồng, đánh tiếng kêu thanh và vang đi rất xa. Ngày xưa người ta đánh còng để truyền lịnh.
    Nghĩa bóng của tiếng cồn: một gò đất lớn nổi cao lên giữa dòng sông gây chú ý của người đi thuyền; cũng như tiếng còng vang lên được nhiều người nghe biết. 
    Hạng Võvua nước Sở, võ giỏi và sức mạnh không ai đánh lại, nhưng nhiều lần thua mưu trí và tài dùng binh của Hàn Tín, đến phải tự tử ở bến đò sông Ô. 
    Mưu cao: dùng trí tính toan việc làm rất kỹ, sắp đặt thật khéo, cốt gài cho người bị thua mình. 
    Thanh sửsử xanh. Ngày xưa chưa có giấy, người ta ghi (viết, chép) sự việc xảy ra trong nước hay thế giới trên những thẻ tre xanh. 

    Phụ giải:

    Du cônngười hay đi đây đi đó (du), tay cầm gậy ngắn (côn), tánh ham đánh lộn; tên đánh lộn mướn. 
    Ẩn nhẫnbiết đè nén sự tức giậnBiết nhịn khi cần để chờ đợi thực hiện một điều cao đẹp, một lý tưởng.
    Tự tử: tự giết mình, tự làm mình chết.

    --- oOo ---

    25.-"Chuyện đời phải có trước sau - ĐIÊN KHÙNG khờ dại mà cao tu hành - Bá-gia phải rán làm lành - Niệm-Phật cho rành đặng thấy Thần-Tiên".

    Luận giải(dòng 7 tới 10, trang 28)

    Cách ăn ở trong đạo làm người, đối xử với nhau phải giữ một mực, trước như sau không thay đổi. Còn xét người, đừng nhìn cái vẻ bên ngoài, như trong cái vẻ “Điên”- “Khùng” củaNgài, là một vị đã thành đạo chịu khổ xuống trần khuyên dạy thế nhân sửa tánh răn lòng, làm lành lánh dữ. Về niệm Phật, đây là một cách lắng lòng, giữ tâm ý thanh tịnh, không lo nghĩ buồn rầu để tạo cho mình đời sống an vui hạnh phúc. Đời sống đó phải chăng là tiên cảnh, là Cực lạc ?

    Nghĩa chữ khó:

    Tu hành - Tu là sửa, sửa tánh, rèn lòng cho tốt và khép mình theo luật đạo. Hànhtập, làm theo điều Phật dạy, giữ đúng cách người tu. 
    Bá giaxin xem số 2.
    Niệm Phật cho rành: nghĩa ở đây là lòng thành niệm tưởng, nhớ rõ lời Phật dạy, học 4 đức lớn của Phật, sửa tánh răn lòng chớ không phải gặp nguy hiểm mới niệm Phật cầu xin ân phước, hay miệng niệm Phật mà lòng tính điều gian ác, nghĩ cách hại người! Xin xem số8-12.
    Thần - Tiên: xin xem số 6.

    --- oOo ---

    26.-"Thương đời trong dạ chẳng yên - Khắp trong lê-thứ thảm phiền từ đây - Ngày nay thế- cuộc đổi xây - Rán lo tu niệm đặng Thầy cứu cho".

    Luận giải(dòng 11 tới 14, trang 28)

    Lòng không yên vì phiền não và cảnh khổ của thế nhân đã cận kề, Ngài cho biết những thay đổi lớn ở trần gian là dấu hiệu báo trước về thương đau, chết chóc mà người đời sẽ phải chịu, nên Ngài khuyên dân rán lo tu mới hy vọng được sống còn.

    Nghĩa chữ khó:

    Lê thứxin xem số 4. Tu niệmxin xem lời giải số 12.
    Thảm phiềnđau đớn, khổ sở, gặp chuyện không vui. 
    Thế cuộcxin xem số 3. Ở đây chỉ những sự việc xảy ra gây khó khăn, nguy hiểm cho đời sống: mưa gió, sấm, sét, bảo lụt, động đất, giặc, cướp ... 
    Đổi xây: thay vật này thế vật khác; dời nơi này đi chỗ khác, xây vần từ cũ tới mới, từ hư tới tốt, từ tốt qua xấu.

    --- oOo ---

    27.-"Mảng theo danh-lợi ốm-o - Sẵn của hét hò đứa ở người ăn -Đừng khi nhà lá một căn- Mà biết niệm Phật còn *(sau) bằng bạc muôn- Giàu sang như nước trong* (trên) nguồn - Gặp cơn mưa lớn nó tuông(tuôn) một giờ ".

    Luận giải(dòng 15 tới 20, trang 28)

    Người đời mãi chạy theo danh lợi nên quên ăn quên ngủ, thân xác hao mòn. Có điều đáng trách là ỷ vào tiền của mà hét la, nạt nộ người giúp việc ăn ở trong nhà, quên lúc nghèo đói khổ cực ngày xưa. Thử nghĩ, cảnh nhà cao cửa rộng, tiền chất đầy kho, qua một trận động đất hay giông bão, nước cuốn chỉ một giờ là tiêu tan, hết sạch. Còn người nghèo ở trong căn nhà lá nhỏ mà biết tu, biết sống ngay thật, biết giữ gìn lời Phật dạy, đó chính là nguồn vốn thật quí, ngày sau bạc vạn không bằng.
    - * Ấn bản 1998 in sau và trên.

    Nghĩa chữ khó:

    Nhà lámái nhà lợp bằng lá dừa nước (loại dừa mọc dưới nước) hay bằng cỏ tranh kết lại (tranh là một loại cỏ cọng dài), thông thường nhà rộng từ một đến năm căn, miền Bắc gọi gian. Một gian hay một căn nhà tính bề rộng từ cột cái này qua cây cột cái kia 3 đến 5 thước (mét). Nghèo mới lợp nhà bằng lá, và chỉ có một căn. 
    Bạc: tiền bạc.
    Muônmười ngàn hay một vạn. 
    Nguồnnơi phát khởi con sông, ngọn suối. Ví dụ: "Sông Cửu Long bắt nguồn từ Tây Tạng".

    --- oOo ---

    28.-"Cửu-Huyền Thất-Tổ chẳng thờ - Để thờ những Đạo ngọn cờ trắng phau – Dương-trần bụng dạ nhiều màu - Thấy cảnh bên Tàu sao chẳng nghĩ suy".

    Luận giải(dòng 21 tới, trang 28)

    Tổ tiên, Ông Bà, Cha Mẹ không thờ, theo chi các đạo của người nước ngoài ? Thói thường, con người dễ thay lòng đổi dạ, hãy nhìn gương trước mắt mà suy nghĩ, nước Tàu đang rối ren, lộn xộn (vì bị quân Nhựt đánh chiếm, trong khi đó có một số người Tàu ham danh, ham tiền làm tay sai, dâng bán đất nước mình cho người Nhựt). 

    Nghĩa chữ khó:

    Cửu Huyềnchín đời: Cao - Tằng - Tổ - Cha - Mình - Con - Cháu - Chắt - ChítChín thế hệ này phiên âm chữ Hán: Cao-Tằng-Tổ-Khảo-Kỷ-Tử-Tôn-Tằng-Huyền. 
    Thất Tổ: bảy đời ông tổ: Cao - Tằng - Tổ - Cao Cao - Tằng Tằng - Tổ Tổ - Cao Tổ. Bảy đời tổ: là Ông Nội của đời mình đi ngược lên sáu đời nữa, gọi Thất Tổ.
    Trắng phaunói lái là "tráo phăng hay tráo phờ răng(France) có nghĩa là lừa gạt Tây, qua mặt thực dân Tây - tiếng lóng thời Nam bộ kháng chiến. Nghĩa bóng: chỉ các đạo của người da trắng ? Cụ Nguyễn Đình Chiểu, tác giả"Lục Vân Tiên" viết: "Thà đui mà giữ đạo nhà. Còn hơn có mắt Ông Cha không thờ"
    Nhiều màunghĩa bóng chỉ lòng người hay thay đổi. 

    --- oOo ---

    29.-"Lời xưa người cổ còn ghi - Những việc lạ kỳ nay có hay chưa ? Chưa là với kẻ chẳng ưa - Chớ người tâm đạo biết thừa tới đâu".

    Luận giải(dòng 25 tới 28, trang 28)

    Những điều chỉ dạy hay, đẹp của người xưa để lại con cháu rán học theo mà ở đời, về các việc lạ kỳ nay đã thấy có hay chưa ? Hạng không ưa đạo lý cho là chưa xảy ra, còn những người có tâm đạo thì đã thừa biết.

    Nghĩa chữ khó:

    Người cổngười xưa, người của nhiều đời trước. 
    Người tâm đạongười thật lòng tin đạo luôn giữ gìn và làm đúng lời dạy bảo của Phật.

    --- oOo ---

    30.-"Bá-gia mau kíp lo âu - Để sau đối đầu chẳng đặng toàn thây - Việc đời nói riết thêm nhây-Nếu muốn làm Thầy phải khổ phải lao".

    Luận giải(dòng 29 tới 32, trang 28)

    Người đời hãy sớm sửa tánh, răn lòng, siêng năng sớm tối tu hành để sau này được tai qua nạn khỏi, còn kẻ hung dữ sẽ chết thây không còn nguyên vẹn, vì thế, nên Ngài phải khuyên dạy nhiều, nói nhiều, nhắc nhở dai dẳng. Muốn làm Thầy cứu đời tất nhiên phải chịu lao chịu khổ.

    Nghĩa chữ khó:

    Kíp: gấp, không chậm trễ, không chần chờ.
    Lo âusuy tính mà lo lắng, ray rứt trong lòng. 
    Đối đầunghĩa ở đây là đương đầu với việc rủi, có thể nguy đến mạng sống. Nghĩa đen: chống đối không phục. 
    Nói riết Nói nhâynói hoài, nói nhiều lần cho người hiểu được điều mình muốn nói. 
    Khổ laomệt, cực, hao tốn nhiều công sức. 

    --- oOo ---

    31.-"Mèo kêu bá tánh lao-xao - Đến chừng rồng rắn máu đào chỉn ghê- Con ngựa lại đá con dê - Khắp trong trần-hạ nhiều bề gian-lao - Khỉ kia cũng bị xáo-xào - Canh khuya gà gáy máu đào mới ngưng".

    Luận giải(dòng 33 - 36, trg 28 và dòng 1-2, trg 29)

    Ngài báo trước: năm Mẹo (1939) dân chúng lao xao lo sợ, tới năm Thìn (1940) năm Tỵ (1941), máu đổ, người chết không kể xiết. Qua năm Ngọ (1942) năm Mùi (1943), con người khắp thế gian phải chịu nhiều đau khổ. Năm Khỉ, tức năm Thân (1944) cũng bị lộn xộn, đến gần cuối năm Gà, chỉ năm Dậu (1945) mới hết đổ máu, hết chết chóc.

    Nghĩa chữ khó:

    Mèochỉ năm Mẹo, theo Dương lịch là năm 1939.
    Lao xao: người đời xôn xao, lộn xộn, lo sợ ...
    Rồng rắnchỉ 2 năm Thìn và Tỵ, theo Dương lịch: 1940 - 1941Ngày 19/6//1940, quân Nhựt vào Bắc Việt (80 ngàn quân lính và 200 ngàn thường dân Nhựt). Pháp bị ép phải dành cho quân Nhựt quá nhiều quyền lợi, cả quyền giết người trên ba nước Việt-Miên-Lào. Nhà cầm quyền Pháp bắt đầu thâu góp - gần như cướp - tiền và lúa của dân để nuôi quân Nhựt. Từ đó miền Bắc bắt đầu đói, (trận đói năm Ất Dậu 1945 chết trên 2 triệu người). Năm 1941, cộng sản lợi dụng tình hình đói kém, xúi gịục dân đánh cướp các kho chứa lúa gạo miền Bắc và chận cướp lương thực từ trong Nam chuyển ra tiếp tế miền Bắc. Tình hình Việt Nam thời bấy giờ vô cùng đen tối.. 
    Máu đào chỉn ghêmáu đổ người chết thật ghê gớm. 
    Ngựanăm Ngọ,  năm Mùi, Dương lịch là 1942-1943, cả nước Việt Nam bấy giờ rất lộn xộn.
    Gian laonhững nỗi khó khăn, vất vả, cực khổ.
    Xáo xàolộn xộn, có nghĩa giặc cướp làm cho đời sống người đời không yên.

    Lời giải thêm:

    Đức Thầy viết quyển "Sấm Giảng Khuyên người đời tu niệmnày đầu năm Kỷ Mão (1939), viết Quyển thứ nhì"Kệ Dân của Người Khùng", ngày 12 tháng 9 năm Kỷ Mão (1939). Trận đệ nhị thế chiến khởi 01/9/1939, kéo dài 5 năm, gần khắp hai châu Âu và Á người chết vô số; hết năm con Khỉ (Thân -1944) đến "canh khuya gà gáy"là gần cuối năm Gà, tức Ất Dậu (1945). Ngày 02/9/1945 thế chiến thứ hai chấm dứt đúng như lời tiên tri củaNgài: Đầu năm 1945, ở trụ sở đường Miche SaigonNgài nói: "Nhựt bổn ăn không hết con gà".

    --- oOo ---

    32.-"Nói ra nước mắt rưng-rưng - ĐIÊN biểu dân đừng làm dữ làm hung - Việc đời nói chẳng có cùng - Đến sau mới biết đây dùng kế hay".

    Luận giải(dòng 3 tới 6, trang 29)

    Ngài không dứt lời khuyên dân nên ăn ở hiền lành, đừng làm hung dữ, Ngài nói mà lòng buồn, rưng rưng nước mắt. Chuyện đời không thể nói hết được, đợi ngày sau mới thấyNgài dùng phương cách hay.

    Phụ giải:

    Phương cáchcách, cách thức; phương pháp.
    33.-"Bây giờ mắc việc tà tây - Nên mới làm vầy cho khỏi ngại-nghi - Thiên cơ số mạng biết tri Mà sao chẳng chịu chạy đi cho rồi".

    Luận giải(dòng 7 tới 10, trang 29)

    Vì bọn Việt gian theo sát lấy tin cho nhà cầm quyền Pháp, nên Ngài phải giả như Khùng,Điên để che mắt chúng. Hiểu rõ máy Trời mà Ngài vẫn chẳng chịu tránh đi, chỉ vì sứ mạng cứu đời của Ngài.

    Nghĩa chữ khó:

    Tà tây chỉ giặc Pháp và bọn gian tà theo Tây. Nước Pháp ở về hướng Tây của Việt Nam, nên dân gian gọi nước Tây, người Tây. Tà tây theo nghĩa đen là lòng gian dối, xấu ác.
    Thiên cơxin xem số 10.
    Biết trisuy nghĩ, tìm học hỏi để mở mang sự hiểu biết. 

    Phụ giải:

    Việt gian: chỉ hạng người Việt theo Tây; bọn tìm tin tức báo cho chủ Tây.
    --- oOo ---

    34.-"Những người giả đạo bồi-hồi - Còn chi linh thính mà ngồi mà nghe - Việc đời như nước trong khe - Nó tưởng đặt vè nói biếm người hung".

    Luận giải(dòng 11 tới 14, trang 29)

    Những kẻ tu giả dối vẫn hiểu rồi thế nào cũng bị người đời hay biết, do đó lòng dạ họ lo lắng không yên, vì vậy tâm trí chẳng còn sáng suốt, dĩ nhiên lời nói của họ đâu có trúng mà ngồi nghe. Không việc xấu nào ở trên đời giấu được lâu, như giấu một vật dưới nước trong veo, với mắt thường ai cũng thấy dễ dàng. Chuyện dạy đạo, khuyên tu không giống việc đặt bài vè châm chọc kẻ này người nọ.

    Nghĩa chữ khó:

    Nước trong khenước trong suốt, nước không bụi dơ. 
    Linh thínhnói đúng những việc sắp xảy ra. 
    bài văn vần, phần lớn kể câu chuyện lạ, vui, để chọc ghẹo người nào đó.
    Nói biếmchê bai, kiêu ngạo, nhạo báng. Châm chọc. 

    --- oOo ---

    35.-"ĐIÊN nầy nối chí theo KHÙNG - Như thể dây dùn đặng cứu bá gia - Sau nầy kẻ khóc người la - Vài ba năm nữa biết mà tà tinh - ĐIÊN biết chẳng lẽ làm thinh - Nói cho bá tánh mặc tình nghe không".

    Luận giải(dòng 15 tới 20, trang 29)

    Ngài nối tiếp việc dạy Đạo cứu dân của vị Bồ Tát xuống thế xưng Khùng trước kia (Đức Phật Thầy Tây An ?) vì luôn bị bọn người xấu theo dõi, làm khó nên phải mềm mỏng, uyển chuyển như sợi dây dùn để khỏi bị đứt, nhờ vậy Ngài mới tiếp tục được việc dạy Đạo cứu đời. Những tháng ngày sắp tới, chỉ vài ba năm thôi, sẽ có một loại người, tuy nói tiếng người nhưng họ mang trái tim của yêu tinh, ma quỉ. Dân lành phải chịu nhiều thảm họa, kẻ khóc người la, gia đình tan nát đều do bọn tà tinh tàn ác này gây ra. Ngài nói trước điều này vì lòng thương người đời, còn tin hay không xin tùy ý.

    Nghĩa chữ khó:

    Dây dùndây không căng thẳng, thẳng quá sẽ đứt.
    Tà tinh, yêu tinhở đây chỉ bọn người lòng dạ tàn ác.
    Phụ giải:

    Bồ tátBoddhisattva (scr) nói đủ là Bồ đề tát đỏa. Tàu dịch: giác hữu tình, tức bực đã chứng Phật quả song còn hạnh nguyện trở lại trần cứu độ chúng sanh.
    Mặc tìnhđể tùy ý thích của mỗi người. 
    Tàn ácgây đau khổ cho người lòng không xót thương. 
    Thảm họađiều đau khổ ghê ghớm; thiệt hại to lớn.

    --- oOo ---

    36.-"Việc ĐIÊN, ĐIÊN xử chưa xong - Lục- Châu chưa giáp mà lòng ủ-ê - Người nghe đạo lý thì mê - Kẻ lại nhún trề nóiLÃO kiếm cơm".

    Luận giải(dòng 21 tới 24, trang 29)

    Việc dạy đạo của Ngài, Ngài chưa làm trọn, mới đi vài nơi ở Lục tỉnh mà đã thấy lòng buồn ủ ê, vì người nghe giảng, hiểu và say mê Đạo lý chẳng có bao nhiêu, còn phần đông thì nhún trề khi dể ra mặt, có kẻ còn nói: "Lão Già không có nghề nuôi sống, nên bày chuyện, đặt điều đặng kiếm cơm ăn".

    Nghĩa chữ khó:

    Lục Châuxin xem số 14 - Đạo lýxin xem số 6.
    Ủ êxót xa buồn, sầu thảm.
    Nhún trề: nhún vai trề môi tỏ ý chê, khi dể. 
    Lão kiếm cơm: ý chê Ông Già không nghề nuôi sống, nên đặt chuyện để kiếm cơm ăn.

    --- oOo ---

    37.-"Thấy nghèo coi thể rác rơm - Rồi sau mới biết rác-rơm của Trời - Vì ĐIÊN chưa đến cái thời - Nên còn ẩn dạng cho người cười chê".
    Luận giải(dòng 25 tới 28, trang 29)

    Thói thường của người đời là thấy kẻ nghèo, áo quần rách rưới thì khi dể, rẻ rúng coi như rác rơm, đến sau này, qua những xáo trộn của cuộc đời, dân chúng mới thấy và hiểu được sự cao quí của nếp sống nghèo mà trong sạch, nghèo mà biết giữ gìn đạo đức, nghèo đó là thứ rác rơm của Trời của Phật. Bây giờ vì chưa tới lúc hiện rõ thân phận, Người phải giả Điên, Khùng để mặc người đời khen chê, cũng là cách thử lòng người.

    Nghĩa chữ khó:

    Rácthứ vụn vặt không xài đươc.
    Rơmthân cây lúa sau khi lấy hột, để cho bò ăn hoặc dùng tạm thay củi. Rác rơm chỉ vật không đáng giá. 
    Thờilúc đã hết sự trở ngại khó khăn, làm là thuận lợi. 
    Ẩnở một nơi ít ai biết. Dạng: dáng người trông xa xa.
    Ẩn dạngở một nơi không muốn cho ai thấy và biết tới.

    --- oOo ---

    38.-"Từ đây sắp đến thảm thê - Con lìa cha mẹ, vợ kia xa chồng -Tới chừng đến việc ngóng- trông - Trách rằng Trời Phật không lòng từ-bi".

    Luận giải(dòng 29 tới 32, trang 29)

    Từ đây người đời sẽ phải chịu nhiều đau khổ, thê thảm, con mất cha mẹ, vợ khóc xa chồng.Ngài khuyên dân đừng sống buông lung, đến khi gặp nguy hiểm mới hoảng sợ mà rối rít cầu cứu với Phật, Trời, rồi than trách sao Trời Phật không có lòng thương !

    Nghĩa chữ khó:
    Thảm thêhết sức đau đớn, thương xót, buồn vô cùng. 
    Ngóng trôngmong đợi mà lòng lo lắng. 
    Từ bixin xem lại số 8.

    --- oOo ---

    39.-"Di-Đà Lục-tự rán ghi - Niệm cho tà-quỉ vậy thì dang ra - Khuyên đừng xài phí xa-hoa - Ăn cần ở kiệm đặng mà lo tu - Đừng khinh những kẻ đui mù - Đến sau sẽ khổ gấp mười mù-đui".

    Luận giải(dòng 33 tới 37, trang 29)

    Lòng lúc nào cũng niệm tưởng sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật thì không quỷ tà nào dám lại gần. Nói rõ hơn, niệm Phật là cách rèn luyện lắng lòng, giữ tâm ý yên tịnh. Tâm ý có yên tịnh trí huệ mới phát sinh. Khi trí huệ bừng sáng thì Si tan biến, hết Si thì Tham và Sânkhông còn. Ba mối độc hay tam bành tiêu diệt đời sống sẽ nhẹ nhàng, an lành hạnh phúc. Ngoài ra, Ngài khuyên dân ăn ở cần kiệm, đừng xài tiền khi không cần thiết, nên dành để giúp kẻ nghèo khổ, thương xót những ai thiếu may mắn, đui mù tàn tật. Đừng khi dể người đui mù, sau này sẽ khổ gấp mười người mù đui.

    Nghĩa chữ khó:

    Di Đà lục tựsáu chữ NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
    Xa hoaáo quần quá đẹp, xài tiền không đúng chỗ. 
    Cần kiệmsiêng năng, chăm làm việc, biết dành để, xài có chừng mực, đúng chỗ, xài khi thật cần. 

    Phụ giải:

    Nam mô - Niệmxin xem lời giải số 8.
    Phung phíxài tiền không đúng chỗ, không cần thiết.
    Rán ghicố gắng nhớ trong lòng. 
    Simê muội, ngu tối, không hiểu điều sai lẽ phải.
    Sângiận dữ trước nghịch cảnh; hận, ghét, ganh ghét.
    Tàn tậtmột hay nhiều bộ phận trên thân hư hoặc mất. 

    --- oOo ---
  2. #2
    Hhuynh bây giờ đang trực tuyếnAdministrator
    Ngày tham gia
    Nov 2011
    Bài viết
    422
    40.-"Đời nay xét tới xem lui - Chừng gặp tuổi Mùi bá-tánh biết thân -Tu-hành sau được đức ân -Nhờ Trời ban bố cho gần Phật Tiên".

    Luận giải(dòng 1 tới 5, trang 30)

    Xem xét những sự việc đã và đang xảy ra thì tới năm Mùi - năm con Dê (1943) người đời gặp lắm việc khó khăn, riêng những ai tu hành ngay thật sẽ được phước lành, sống yên vui, an nhàn, thong thả.

    Nghĩa chữ khó:

    Tuổi Mùi chỉ năm Mùi, năm con DêXin xem lại số 31. Một giải thích khác, theo đồng đạo Lê văn Phú, tự Tho, thì Đức Thầy tuổi Kỷ Mùi. Chừng gặp tuổi Mùi, tức gặp Đức Thầy bá tánh biết thân, không phải Đức Thầy hăm dọa. Danh từ “biết thân” là Đức Thầy cho biết chừng đó mình biết cái thân phận của mình có tu hay không tu.
    Được đức âný câu này là nhờ có công tu, làm lành, thương giúp người nghèo khổ, hoạn nạn, nên được ơn trên ban phước lành, sống an vui, nhiều may mắn.

    --- oOo ---

    41.-"Nói ra trong dạ chẳng yên - ĐIÊN gay chèo quế dạo miền Lục-Châu - Tới đâu thì cũng như đâu - Thêm thảm thêm sầu lòng dạ người xưa".

    Luận giải(dòng 6 tới 9, trang 30)
    Ngài chèo thuyền đi dạy Đạo khắp sáu tỉnh miền Tây Nam Việt, tới đâu cũng thấy đời sống người dân quá đau khổ, nên lòng càng thêm xót xa buồn.

    Nghĩa chữ khó:

    Gay chèoviệc làm cho cây chèo thắt chặt lại với cột chèo bằng một vòng dây, gọi là nài, rồi đẩy mái chèo xuống nước là ghe lướt đi. 
    Chèo quế: quế là một loại cây quí, thân dầu chết khô nhiều năm nhưng vỏ vẫn còn giữ mùi thơm và trị được nhiều chứng bịnh. Tiếng chèo quế ngầm chỉ người dùng không phải bực tầm thường. 
    Dạo: rảnh rang đi xem phong cảnh. 
    Miền: vùng, phía.
    Lục Châuxin xem lời giải số 14.
    Người xưachỉ những bực Bồ Tát đã thành Đạo song còn hạnh nguyện xuống thế cứu độ người đời – Đức Thầy là một trong các vị Bồ Tát đó. 

    --- oOo ---

    42.-"Bá gia ai biết thì ưa - Tôi chẳng nói thừa những việc thiên-cơ - Khi già lúc lại trẻ thơ - Giả quê giả dốt khắp trong thị thiềng".

    Luận giải(dòng 10 tới 13, trang 30)

    Người hiền lành ngay thật, biết suy nghĩ, cân nhắc điều tội phước, nghe Ngài nói về việc sắp xếp của Trời Phật và những lời khuyên tu hành để hy vọng được sống còn thì hoàn toàn tin tưởng chớ không để dạ nghi ngờ. Ngài luôn thay hình đổi dạng, khi là Ông Lão, lúc thanh niên hay người quê dốt, đi khắp cùng thành phố lựa lời nhắc nhở dân chúng rán ăn ở hiền lành, nên thương yêu tha thứ nhau, giúp đỡ kẻ nghèo khổ, sớm tối siêng năng tu hành.
    43.-"Đi nhiều càng thảm càng phiền - Lên doi xuống vịnh nào yên thân GIÀ Tay chèo miệng lại hát ca - Ca cho bá-tánh biết đời loạn-ly - A- Di-Đà Phật từ-bi - Ở bên Thiên Trước chứng tri lòng này".

    Luận giải(dòng 14 tới 19, trang 30)

    Ngài chèo thuyền đi lục tỉnh khi lên doi lúc xuống vịnh, thân Già dầu khổ cực cũng chẳng kể chi, chỉ buồn sao người tu hiền ngay thật thì ít, còn kẻ hung ác lại quá nhiều. Tay chèo, miệng Ngài hát, ca những lời báo trước việc thế gian sắp tới hồi lộn xộn, người đời sẽ chịu đau khổ, đổ máu chết chóc. Đức Phật A-Di-Đà ở Tây phương từ bi chứng giám lòng thành thật thương đời của Ngài.

    Nghĩa chữ khó:

    Thảm phiềnnói chung là gặp phải việc thật đau buồn. 
    Doi - Vịnhsông dài thường cong quẹo, lượn mình như rắn bò, chỗ mũi đất nhô ra: doi,chỗ khuyết vô gọi vịnh.
    Cahát có tiếng đàn, giọng cao, thấp theo bài bản. 
    Hátngâm nga có giọng điệu nhịp nhàng.
    Chứng trisoi rõ, nhìn nhận là thật, biết rõ.
    Loạn ly - Ly loạntình hình lộn xộn làm người thân phải xa lìa, lạc nhau, kẻ mất ngưòi còn. 
    Thiên trướcngày xưa các quốc gia chung quanh nước Tàu đều gọi Ấn Độ là Thiên trước.Hiện nay các nhà tu Phật vẫn gọi như vậy. Ngoài tiếng Thiên trước, người ta cũng kêu Thiên trúc, Tây vực, Tây thiên, Tây trúc ... chỉ nơi Đức Phật ra đời, nơi phát xuất đạo Phật.

    --- oOo ---

    44.-"Từ ngày thọ giáo với THẦY - Dẹp lòng vị - kỷ đầy lòng yêu dân - Ngày nay chẳng kể tấm thân - Miễn cho bá tánh được gần BỒNG LAI".

    Luận giải(dòng 20 tới 23, trang 30)

    Từ khi theo Thầy học Đạo, Ngài không còn lo nghĩ riêng mình mà hết lòng yêu thương chúng sanh, nên trước cảnh đau khổ của thế nhân, Ngài chẳng ngại cực thân khổ trí, đem nền Đạo chánh giảng dạy cho người đời biết mà bỏ mê tối, sửa tánh, răn lòng. Ngài mong sao ai nấy đều thấy con đường sáng, lo tu hành để ngày sau sống cảnh yên vui hạnh phúc.

    Nghĩa chữ khó:

    Thọ giáokính nhận làm Thầy, xin được theo học đạo.
    Vị kỷích kỷ, chỉ lo riêng cho mình, chỉ vì mình.
    Miễnnghĩa ở đây là cốt sao, mong sao.
    Bồng Laitên ngọn núi có Tiên ở theo lời truyền trong dân gian. Nghĩa bóng chỉ nơi trong sạch, không hận thù, đau khổ, cuộc sống lúc nào cũng thong thả, yên vui. 

    --- oOo ---

    45.-"Đời này vốn một lời hai - Khắp trong trần hạ mấy ai tu trì - Đời này giành-giựt làm chi - Tới việc ly-kỳ cũng thả trôi sông".

    Luận giải(dòng 24 tới 27, trang 30)

    Đời này rất ít người tu hành ngay thật, chưa chịu làm lành, còn mãi lo giành giựt, ham của tiền, cho vay vốn một lấy lời hai. Ngài khuyên dân hãy lắng lòng suy nghĩ, trong đời sống thường có những nguy hiểm bất ngờ, như bão, lụt, động đất, sóng thần, hoặc giặc cướp, mất hết của tiền, nhà cửa bị đốt sạch, chừng đó mạng sống chưa chắc giữ được huống chi là tiền của.

    Nghĩa chữ khó:

    Vốn một lời haimột cách cho mượn tiền lấy lời nặng, mượn một trả thành hai. Ví dụ: mượn mười đồng, người mượn phải trả mười lần, mỗi lần hai đồng, thành ra hai chục, đó là một trong nhiều lối cho vay ăn lời cắt cổ. 
    Tu trìxin xem số 9
    Giành: đoạt, là chiếm, giựt lấy phần hơn cho mình.
    Giựt: cướp lấy, chụp lấy của người khác.

    --- oOo ---

    46.-"Thuyền đưa Tiên-cảnh Non-Bồng - Mấy ai mà có thuyền (thiềng) lòng theo đây - Cứ lo làm việc tà tây -Bắt ngưu bắt cầy đặng chúng làm ăn - Chừng đau niệm Phật lăng-xăng - Phật đâu chứng kịp lòng người ác gian".

    Luận giải: (dòng 28 tới 33, trang 30)

    Ngài khuyên dân rán làm hiền, tránh dữ, gìn giữ nếp sống ngay thật và sớm tối sửa mình, đó là cách Ngài dắt đường đến con thuyền đi Bồng Lai. Nhà Phật ví đời là biển khổ, đạo Phật như chiếc thuyền đưa con người vượt qua biển khổ đến bờ bến yên vui; nhưng đời này được mấy ai có lòng thành biết nghe và làm theo lời khuyên củaNgài. Còn hạng người quen làm gian ác, coi trọng vàng bạc, xài kẻ giúp việc như trâu cày, đối xử không hơn chó nuôi trong nhà ! Chừng gặp nguy hiểm, đau ốm mới sợ chết mà niệm Phật van xin cầu cứu. Không có lòng thành thì Phật đâu chứng.

    Nghĩa chữ khó:

    Tiên cảnhcảnh tiên, nơi Tiên ở. Tiên: xin xem số 6.
    Non Bồngtức núi Bồng Laixin xem số 44.
    Thiềng lòngthành lòng, xin xem số 10.
    Tà tâynghĩa ở đây chỉ người hung dữ, lòng nuôi ý xấu, làm việc sai quấy, ác độc. Xin xem lại số 33.
    NgưutrâuCầychóKhông nên đối xử với người như trâu chó. Một nghĩa khác: giết trâu, giết chó lấy thịt ăn là việc làm không tốt, vì hai giống vật này rất có ích, trâu giúp cày bừa ruộng đất cực khổ, chó giữ nhà, giống vật rất trung thành với chủ. 
    Lăng xănglúc nào cũng tỏ ra bận rộn.
    Ác gianbất chấp lẽ phải, dối trá một cách ác độc. 
    Niệm Phật lăng xănggặp nguy hiểm miệng mới niệm Nam Mô rối rít không dứt tiếng.
    Chứngnhìn nhận sự thật.

    --- oOo ---

    47.-"Thấy đời mê muội lầm than - Ăn bạ nói càn tội-lổi (lỗi) chỉn ghê - Chữ tu không phải lời thề - Mà không nhớ đến đặng kề Tiên-bang".

    Luận giải(dòng 34 tới 37, trang 30)

    Người đời vì mê tối nên phải chịu nghèo khổ; vì ngu dốt mới ăn nói không chừng mực, làm điều sai quấy, lầm lạc, gây tội lỗi nặng nề mà họ nào hay biết. Tu là do mình chọn, không ai bắt buộc. Đã chọn đường tu mà không làm theo lời Phật dạy thì cuộc sống sao được yên vui, thong thả, như vậy bao giờ mới được thấy cảnh Tiên ?

    Nghĩa chữ khó:

    Mê muội: ngu dốt, tối dạ.
    Lầm thanđói khổ, chịu nhiều khó khăn cực nhọc. 
    Ăn bạ nói cànăn không đúng lúc, nói không lựa lời. 
    Chỉn ghêđáng ghê, đáng sợ.
    Thềmời thỉnh một vị khuất mặt (Thần) làm chứng và chịu trừng phạt nếu làm sai lời hứa .
    Kề Tiên banggần cảnh Tiên. Hiểu nghĩa bóng: người tu thành Đạo lòng không lo nghĩ, sống thong thả, yên vui khác nào cảnh Tiên. 

    --- oOo ---

    48.-"Nói nhiều trong dạ xốn-xang - Cùng hết xóm làng tàn-ác nhiều hơn - Thầy chùa như thể cây sơn - Ngoài da coi chắc trong thời mối ăn".

    Luận giải(dòng 1 tới 4, trang 31)

    Ngài nói ra mà trong dạ xốn xang khó chịu, vì đi khắp xóm làng thấy phần đông người thế gian hay làm điều tàn ác, còn trong giới tu hành, một số không ít các ông mặc áo nhà chùa nương thân cửa Phật, bề ngoài có vẻ nghiêm trang nhưng lòng không giữ giới luật, nghĩ cách dối thế gạt đời, âm thầm làm việc xấu, như vậy khác nào loại cây nhờ có lớp sơn bên ngoài, mới nhìn qua tưởng tốt, đâu ngờ bên trong mối, mọt đục khoét hư nát hết rồi !

    Nghĩa chữ khó:

    Xốn xangbứt rứt, bồn chồn, đứng ngồi không yên. 
    Tàn ácđộc ác tột cùng, kẻ không còn tánh người, giết hại người không chút xót thương.
    Cây sơn: một loại cây có chất nhựa được biến chế dùng quét lên đồ vật cho bền đẹp hoặc làm chất liệu hội họa. Ở đây chỉ các vật dụng bằng cây (gỗ) có phết một hay nhiều lớp nước sơn bên ngoài. 
    Mối, mọtgiống sâu nhỏ đục khoét trong ruột cây. 

    --- oOo ---

    49.-"Buồn thay cho lũ ác tăng - Làm điều dối thế cho hư Đạo mầu- DI-ĐÀ PHẬT-TỔ thêm rầu - Giận trong sanh *(tăng) chúng sao lừa-dối dân".

    Luận giải(dòng 5 tới 8, trang 31)

    Thật đáng buồn và không thể tha thứ một số kẻ dối tu, nỡ lừa gạt lòng tin những người dân hiền lành trọn lòng thương quý các vị sư tăng, vì họ tưởng các vị này đã dâng hiến cuộc đời cho Đạo, mang ý nghĩa cao cả của lời Phật dạy chỉ dẫn, dìu dắt họ vào đường tu. Nào ngờ, mấy ông này bên trong lớp áo nhà chùa lòng chứa đầy ham muốn, không giữ gìn giới luật, âm thầm gian dối làm nhiều việc xấu, khiến nền đạo cao quí của Đức Phật bị người đời hiểu lầm không ít. - * Ấn bản 1998 in tăng chúng.

    Nghĩa chữ khó:

    Ác tăngchỉ hạng tu giả dối, mặc áo nhà chùa mà không giữ gìn luật Đạo, lòng dạ ác độc. 
    Dối thếgiả tu để che mắt kẻ thế gian hầu dễ lừa gạt lòng tin người mến đạo.
    Đạo mầunền đạo đầy lý lẽ cao sâu khó có đủ lời giải thích rõ được.
    Tăng chúng: chỉ chung những nhà sư đã thọ Giới cụ túc - tức giữ gìn đầy đủ giới hạnh của nhà sư.

    --- oOo ---

    50.-"Có thân chẳng liệu lấy thân - Tu như lối cũ mau gần Diêm-vương - Bá gia lầm-lạc đáng thương - Nên trước Phật đường thọ-lãnh dạy dân - Dương trần nhiều kẻ ham sân - Cứ theo biếm-nhẻ xa gần người ĐIÊN".
    Luận giải(dòng 9 tới 14, trang 31)

    Đã chọn đường tu mà không siêng năng tìm học hiểu lý Đạo, không giữ lòng trong sáng, còn nuôi nhiều ham muốn, chất chứa hận thù với đủ thứ thương yêu, giận ghét. Tu như vậy chỉ có đường xuống gặp Diêm vương chớ làm sao thành Đạo được! Thương cho người trần vì mê tối mới lầm lạc, làm sai quấy gây tội lỗi, nên trước chư Phật, Ngài xin xuống trần dạy Đạo cứu dân, vậy mà phần đông kẻ thế gian hay nóng giận và ham gây, cứ theo nói xấu, chê cười, chọc ghẹo cho Ngài là Điên.

    Nghĩa chữ khó:

    Diêm vươngvị vua cai quản thế giới người chết.
    Lầm lạcsai đường dẫn đến mục tiêu; hiểu sai làm trật. 
    Phật đườngnơi thờ Phật. Ở đây là trước chư Phật. 
    Thọ lãnhnhận việc và hứa phải làm thật tốt. 
    Sânnóng giận. Sau cơn giận dữ lòng còn nuôi oán thù.
    Biếm nhẻchê cười, chế nhạo.

    --- oOo ---

    51.-"Lòng buồn mượn lấy bút nghiên -Viết cho trần hạ bớt phiền lo tu - Thương đời chớ chẳng kiếm xu - Buồn cho bá-tánh hết mù tới đui".

    Luận giải(dòng 15 tới 18, trang 31)

    Lòng xót xa về nỗi khổ của thế nhân, Ngài mượn bút mực viết Sấm Giảng này chỉ cho dân rõ đường tu Phật để sớm dứt lo buồn. Đây là do lòng thương đời chớ đâu phải Ngài muốn kiếm tiền. Buồn cho sự mê tối của thế nhân, đã không hiểu biết đường tội phước còn hẹp dạ nghi ngờ ý tốt của Ngài.
    Nghĩa chữ khó:

    Bútở đây chỉ loại viết lông của nhà nho.
    Nghiêndĩa đựng mực tàuNghĩa bóng của bút nghiên chỉ về văn chương, việc học hành, chữ nghĩa ...
    Trần hạbụi dưới trời, chỉ nơi con người đang sống. 
    Phiềnkhông vui, không vừa lòng, có chuyện buồn lo.

    --- oOo ---

    52.-"Có chi mà gọi rằng vui - Khắp trong bá tánh gặp hồi gian lao -Từ đây hay ốm hay đau - Rán tu đem được Phật vào trong tâm".

    Luận giải(dòng 19 tới 22, trang 31)

    Đời không có gì gọi là vui, người đời đang gặp khó khăn mà từ đây còn bị thêm nhiều chứng ốm đau. Vì vậy, Ngàimới khuyên dân rán thành lòng tưởng niệm Phật, bền chí lo tu, theo đúng lời Phật dạy, lòng sẽ thấy an vui, tinh thần trong sáng, sức khoẻ dồi dào tránh được các bịnh tầm thường.

    --- oOo ---

    53.-"Lời hiền nói rõ họa thâm - Đặng cho bá- tánh tỉnh tâm tu hành - Ngày nay ĐIÊN mở Đạo lành - Khắp trong lê-thứ được rành đường tu".

    Luận giải(dòng 23 tới 26, trang 31)

    Ngài dùng lời lẽ dịu dàng báo trước tai hoạ to lớn sắp xảy ra để dân chúng thức tỉnh lo tu. Cũng từ hôm nay, Ngàikhai mở nền Đạo chánh, nhằm chỉ dạy người đời hiểu biết đường đúng, sai, tội, phước, tránh mê lầm để sớm tối sửa tánh răn lòng, tìm cho mình cuộc sống lành mạnh, an vui hạnh phúc.

    Nghĩa chữ khó:
    Họa thâm - Họaviệc xấu, tai nạn có hạiThâmsâu. Họa thâmviệc xấu có hại to, nguy hiểm.
    Tỉnh tâmhết mê muội, xét kỹ lòng cải sửa sai lầm. 

    Phụ giải:

    Thức tỉnhhết mê muội biết sai lầm mà sửa đổi.

    --- oOo ---

    54.-"Nay đà gần cuối mùa thu - Hết ngu tới dại công-phu gần thành - Xác trần đạo-lý chưa rành - Mấy ai mà được lòng thành với ĐIÊN".

    Luận giải(dòng 27 tới 30, trang 31)

    Trải qua bao nhiêu cực khổ, chịu tiếng dại khờ, đến gần cuối cuộc đời, công tu mới có kết quả, Ngài thương cho kẻ thế gian vì nặng nợ áo cơm, ham mê danh lợi nên chẳng mấy ai dành để thời giờ tìm hiểu đạo lý và có lòng thành đến với Người Điên này.

    Nghĩa chữ khó:

    Gần cuối mùa thugần hết tháng 9 Âm lịch, nghĩa bóng: sắp cuối đời người. 
    Hết ngu tới dạibực tu hành ngay thật không ham tiền của, không nghĩ hơn thua, nên bị người đời chê ngu dại.
    Công phuchịu cực, chịu khó làm việc gìCông phu ở đây chỉ sự dày công bền chí tu hành.

    Phụ giải:

    Kết quảcái có được, thâu được trong việc làm nào đóTu hành được thành đạo quả.

    --- oOo ---

    55.-"ĐIÊN nầy sẽ mở xích-xiềng - Dắt-dìu bá tánh gần miền Tiên-bang - Không ham danh- lợi giàu sang - Mong cho bá tánh được nhàn tấm thân".

    Luận giải(dòng 31 tới 34, trang 31)

    Ngài chỉ dẫn cho dân thấy rõ việc tội phước để tránh dữ làm hiền, biết sửa tánh rèn lòng đi vào Phât đạo để sớm thoát khỏi cảnh khổ ở thế gian. Chủ ý của Ngài là mong sao tất cả người đời được sống an vui, thong thả, biết tha thứ và thương yêu nhau, không còn hận thù, không có đau khổ chia ly, chớ nào phải Ngài ham muốn danh lợi với sang giàu.

    Nghĩa chữ khó:

    Nhànthong thả, rảnh, không có việc gì phải lo nghĩ. 

    --- oOo ---

    56.-"Thường về chầu PHẬT tấu trần - Cầu xin PHẬT-TỔ ban lần đức ơn - Nay đà bày tỏ nguồn cơn - Cho trong trần hạ thiệt hơn tỏ tường".

    Luận giải(dòng 35 tới 38, trang 31)

    Ngài thường về chầu Phật tâu trình việc trần gian, và cầu xin Phật Tổ ban ơn đức cho chúng sanh. Nay Ngài thuật lại rõ ràng cho thế nhân hay biết.

    Nghĩa chữ khó:

    Tấu hay Tâu là thưa trình, báo cáo. Tiếng chỉ dùng trình thưa với Trời, Phật, vua, chúa.Trần: bày tỏ, nói rõ ra.Tấu trầntâu trình rõ sự việc.
    Chầuhầu bên cạnh Phật, Tiên hay vua, chúa.
    Đứchay tha thứ, vui vẻ giúp đỡ, xử tốt với mọi người.
    Ơn: ban tình thương yêu, ban lợi ích cho người bằng lòng thành thật, vui vẻ, 
    Ban đức ơncho ơn huệ từ lòng thương.
    Nguồn cơnđầu đuôi gốc ngọn, lý do của sự việc. 
    Thiệt hơn: nghĩa thông thường là tính toán, cân nhắc kỹ về mặt lợi hay hại. Một nghĩa khác, là dùng lời lẽ có tính cách hơn thua, gay cấn trong lúc giận nhau. Nghĩa ở đây là nói rõ ràng ra không thêm không bớt.

    --- oOo ---

    57.-"PHẬT, TRỜI thấy khổ thời thương - Muốn cho lê thứ thường thường làm nhơn - Đừng ham tranh đấu thiệt hơn - Tu niệm chớ sờn uổng lắm dân ôi !".

    Luận giải(dòng 1 tới 4, trang 32)

    Phật, Trời thấy dân khổ thì thương, muốn sao người đời ăn ở hiền, biết thương yêu, biết tha thứ, giúp đỡ, dìu dắt nhau vào Phật đạo, bởi đạo Phật vì an vui hạnh phúc của chúng sanh mà ra đời. Đừng vì danh lợi mà tranh giành hơn thua gây tổn hại và đau buồn cho nhau. Suy nghĩ kỹ sẽ thấy kiếp sống con người như giấc mộng, mới sanh ra chẳng mấy chốc đã lưng mỏi gối dùn rồi chết. Như vậy, tại sao không tìm tu để vượt thoát mấy chặng đường sanh tử, mà cứ lăn lộn mãi trong biển trần khổ có phải đáng tiếc lắm không !

    Nghĩa chữ khó:

    Làm nhơnlàm lành, thương và giúp đỡ người nghèo khổ, tai nạn; đối xử tốt với mọi người. 
    Tranh đấura sức giành phần hơn cho mình.
    Niệmxin xem số 8 và 12.
    Chớ sờnkhông hao mòn; bền lòng, không thối chí. 

    --- oOo ---

    58.-"Hồng trần biển khổ thấy rồi - Rán tu nhơn đạo cho tròn mới hay - Đừng ham nói đắng nói cay - Cay đắng sau này đau đớn sầu bi - Tu hành tâm trí rán trì - Sau này sẽ thấy việc gì trên mây ".

    Luận giải(dòng 5 tới 10, trang 32) 

    Biết đời là biển khổ, nhưng trước khi dứt bỏ chuyện thế trần tìm đường vượt thoát những hệ lụy về Sanh - Lão - Bịnh - Tử, ta phải tròn đạo làm người. Với tín đồ PGHH là đáp đền xong Bốn ơn lớn, tức TỨ ÂN, cũng như muốn làm giàu đừng để thiếu nợ. Người tu, hiểu biết Đạo không nói lời lẽ làm khó chịu, đau lòng người nghe; ta nói nặng người, không lẽ người để yên; mà ta cũng sẽ buồn và đau lòng khi phải nghe người mắng chửi. Bởi vậy, nên mở rộng lòng tha thứ cho nhau, rán bền dạ tu hành, giữ tâm trí luôn trong sáng, thẳng ngay, ngày sau sẽ thấy nhiều điều hay việc lạ.

    Nghĩa chữ khó:

    Hồng trầnbụi hồng, bụi cát đỏ hồng. Chỉ cõi đời, nơi con người đang sống. 
    Biển khổtheo nhà Phật, đời là biển khổ, là nhà tù lớn.
    Nhơn đạođạo làm người. Xin xem Đạo hằng số 149
    Nói đắng nói caylời nói làm đau lòng người nghe. 
    Sầu bilòng lo rầu, buồn bực.
    Tâm trí rán trìcố gắng dùng tim óc bền lòng học Đạo. 

    Phụ giải:

    Hệ lụynhững vướng mắc, ràng buộc.

    --- oOo ---

    59.-"Đừng làm tàn ác ham gây - Sẽ có người nầy cứu vớt giùm cho - Dương-trần lắm chuyện đôi co -Phải dẹp vị kỷ mà lo tu hành".
    Luận giải(dòng 11 tới 14, trang 32)

    Trong đời sống hằng ngày, nếu không khéo đối xử dễ gây hiểu lầm làm buồn lòng nhau. Khi đối xử tốt với người, dĩ nhiên mình sẽ được sự giúp đỡ trả lại khi mình có việc cần. Rán nghe mấy lời chỉ dạy này, đừng ham gây sự và phải quên cái ta trong việc tu hành.

    Nghĩa chữ khó:

    Tàn ácxin xem số 48.
    Ham gâyhay cự nự, luôn tìm lời lẽ chọc tức người.
    Đôi cocự nự, tìm lý lẽ cãi nhau.
    Vị kỷchỉ biết có mình, lo riêng cho mình. 

    --- oOo ---
    Last edited by Huynhle; 04-18-2012 at 01:46 AM.
    [IMG]file:///C:\Users\HIEPHU~1\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\ 01\clip_image001.gif[/IMG]Edit Post[IMG]file:///C:\Users\HIEPHU~1\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\ 01\clip_image001.gif[/IMG]Reply[IMG]file:///C:\Users\HIEPHU~1\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\ 01\clip_image001.gif[/IMG]Reply With Quote[IMG]file:///C:\Users\HIEPHU~1\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\ 01\clip_image003.gif[/IMG]

    1. 04-18-2012, 01:57 AM#2 
    Huynhle
    [IMG]file:///C:\Users\HIEPHU~1\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\ 01\clip_image005.gif[/IMG]Member

    Join Date
    Jan 2012
    Posts
    41
    60.-"Kệ kinh tưởng niệm cho sành - Ngày sau thấy PHẬT đành rành chẳng sai - Lúc này thế-giới bi ai - Chẳng nói vắn dài Phật nọ tức tâm".

    Luận giải(dòng 15 tới 18, trang 32)

    Mỗi chúng sanh đều có tánh Phật, chưa thấy tánh Phật vì tâm ta còn mê muội. Nên hiểu đạo Phật là đạo giác ngộ, có sáng suốt mới thấy được tánh Phật của mình, đó là giác ngộ. Muốn được giác ngộ người tu Phật phải giữ lòng trong sáng, tâm ý tĩnh lặng trí huệ mới phát sanh. Trí huệ bừng sáng là mê muội tan biến, Phật tánh hiển lộ. Đấy, Phật ở lòng ta, đừng mất công tìm kiếm đâu xa. Người đời đang sống trong đau khổ chỉ vì Tham - Sân - Si che mờ tâm trí mới bị nghiệp ác cuốn lôi. Muốn cuộc sống an vui thanh thản hãy tìm vào Phật đạo.

    Nghĩa chữ khó:
    Kệnhững bài thi ca kể công đức Phật, Bồ Tát. 
    Kinh: những bài Đức Phật giảng giải về đạo lý được chư đệ tử gom kết lại. 
    Tưởng: suy nghĩ ý nghĩa lời Phật dạy, nhớ trong trí công đức Ông Bà, Cha Mẹ. 
    Niệm - Niệm Phật xin xem lời giải số 8 và 12.
    Cho sànhhiểu, biết rõ ràng rành rẽ. 
    Đành rànhrành rẽ, rõ ràng.
    Thế giớichỉ chung các nước trên mặt đất. 
    Bi ai: trong tình cảnh thật buồn, thật đau khổ. 
    Phật tức tâm: Phật ở lòng mình, lòng lành là Phật, lòng nuôi nghĩ điều xấu ác là quỉ ma. 

    --- oOo ---

    61.-"Mấy lời khuyên nhủ chẳng lầm - Từ đây đạo hạnh được mầm thanh cao - Hồng-trần lao khổ xiết bao - Khuyên trong lê thứ bước vào đường tu".

    Luận giải(dòng 19 tới 22, trang 32)

    Cuộc đời ngày càng nhiều khó khăn, người khôn nên khép mình tu học theo chánh Đạo, giữ gìn nếp sống đứng đắn, ngay thật. “Thiện tự tâm sanh, ác tự tâm sanh, quay đầu lại là bờ giác ”, theo lời Phật dạy sửa tánh răn lòng chắc chắn sẽ hưởng được những ngày thong thả an vui còn được đời kính trọng. Mấy lời khuyên nhủ này không sai.

    Nghĩa chữ khó:

    Khuyênnói dịu dàng khiến người vui vẻ nghe và làm theo ý mình.
    Khuyên nhủ: nhắc nhở, chỉ dạy nhưng không bắt buộc. 
    Đạođường tu học của tôn giáo. 
    Hạnhtánh nết tốt, lối cư xử đẹp. 
    Đạo hạnhngười tu giữ đúng luật Đạo, siêng học hỏi kinh điển, làm lành tránh dữ, biết tha thứ, giúp đỡ và đối xử tốt với người; trọng tánh mạng sanh vật. 
    Mầmchồi non từ hột giống mới mọc; nhánh non nhô ra từ thân cây. 
    Thanh cao - Thanhthanh sạch. Caocao. Người không chịu uốn mình làm điều gì trái với lương tâm, trái với đạo lý. Người có một nhân cách cao quí.
    Hồng trầnxin xem số 58.
    Lao khổ xiết baoquá cực khổ, không thể nói hết được.

    --- oOo ---

    62.-"Xưa nay đạo hạnh quá lu-Ngày nay sáng tỏ đền bù ngày xưa - Mặc tình kẻ ghét người ưa - ĐIÊN chẳng nói thừa lại với thứ dân".

    Luận giải(dòng 23 tới 26, trang 32)

    Bấy lâu nay đạo Phật bị thế nhân hiểu lầm do một số người mặc áo nhà tu làm điều tồi tệ, giờ đây chúng ta nên xoá bỏ hình ảnh hư xấu ngày xưa, cùng nhau góp công chấn chỉnh, truyền bá rộng rãi cho người đời hiểu biết mục đích cứu khổ của đạo Phật. Mặc tình dương trần ưa hay ghét, ý nghĩ và việc làm này của Ngài chắc chắn không sai.
    Nghĩa chữ khó:

    Không nói thừakhông nói dư; không nói điều vô ích. 
    Thứ dândân không có chức quyền trong nước.

    --- oOo ---

    63.-"Quan-trường miệng nói vang rân - Mà tâm dính chặt hồng-trần bụi nhơ - Buồn đời nên mới làm thơ - Cũng còn tai lấp mắt ngơ mới kỳ - Người đời lòng dạ bất tri - Trông cho làm bịnh dị-kỳ nó coi ".
    Luận giải(dòng 27 tới 32, trang 32)

    Phần đông các người làm quan miệng lúc nào cũng hô hào những lời hay lẽ đẹp, nhưng lòng họ thường nghĩ trái lại, nuôi dưỡng nhiều ham muốn tầm thường, lắm khi còn tồi tệ, xấu xa. Buồn lòng trước cảnh đau khổ của dân chúng, Ngài mới dùng thơ văn chỉ rõ đường tội phước để thế nhân biết mà sửa tánh răn lòng, nhứt là với lời thơ êm ái, dịu dàng dễ hiểu nên nhanh chóng rung cảm và thấm nhập lòng người. Vậy mà vẫn còn lắm kẻ chưa sáng mắt trước bao cảnh khổ, chẳng những không chịu nghe lời khuyên dạy lại còn muốn sao có nhiều thứ bịnh lạ kỳ coi chơi !

    Nghĩa chữ khó:

    Quan trường: chỉ chung những người làm việc cho nhà cầm quyền. 
    Tai lấp mắt ngơcố ý không muốn nghe, làm như mắt không thấy. 
    Bất trikhông hiểu biết. 
    Dị kỳlạ thường, chưa từng thấy.

    --- oOo ---

    64.-"Dương-gian chậu úp được voi* (soi) - Giấu đầu rồi lại cũng lòi sau đuôi - Nói nhiều mà dạ chẳng nguôi - Việc tu bá-tánh bắn lùi như tôm - Tưởng PHẬT được lúc đầu hôm - Đêm khuya muốn giựt nồi cơm của người".

    Luận giải(dòng 33 tới 38, trang 32) 

    Bất cứ chuyện xấu nào ở đời trước sau cũng bị phơi bày ra ánh sáng, nên đừng bao giờ làm điều gì trái với lương tâm. Lòng Ngài vẫn canh cánh nỗi xót xa, bởi thấy việc tu của người đời ngày càng lỏng lẻo, cứ đi thụt lùi; thậm chí có kẻ đầu hôm ngồi niệm Phật mà lòng toan tính chờ khuya đi giựt nồi cơm của người ! - * Ấn bản 1998 in soi.

    Nghĩa chữ khó:

    Dương gian - Dương trần - Dương thế - Thế gian - Trần thế - Trần hạđều chỉ nơi con người đang sống và cũng chỉ con người hiện ở trên cõi đời này. 
    Chậu úp được voicố giấu việc làm xấu nhưng vẫn bị người đời biết. Câu này bắt nguồn từ thành ngữ: "Lấy thúng úp voi", hay: "Giấy không gói đuợc lửa". Muốn người đời không hay biết thì đừng làm điều xấu, ác.
    Dạ chẳng nguôilòng không bớt lo buồn. 
    Bắn lùi như tômcách đi thụt lui của con tôm. Không tiến bộ.

    Phụ giải:

    Canh cánhnặng trong lòng, áy náy, chưa cởi mở.

    --- oOo ---

    65.-"Thế-gian nhiều việc nực cười - Tu-hành chẳng chịu, lo cười lo khinh - Người già ham muốn gái xinh - Đến sau chẳng biết thân mình ra sau (sao) ? - Xác thân cọp xé beo quào - Còn người tàn bạo máu đào tuôn rơi".

    Luận giải(dòng 1 tới 6, trang 33)

    Thế gian lắm việc tức cười, nhiều kẻ chẳng chịu yên phận lo tu, cứ kiếm tìm chuyện người để bình phẩm, khen chê; cũng có lắm lão già gần đất xa trời vẫn chưa an phận còn ham muốn gái tơ, gái đẹp. Mấy hạng người này không chịu hiểu, vạn vật ở đời hễ có sanh tất phải bị diệt, thì con người cũng vậy, hết thời son trẻ lần đến lúc lực kiệt tinh khô, vậy mà cứ vô tình rút ngắn ngày tàn, buông thả kiếp sống ngắn ngủi mặc tình cho con ma Si dẫn dắt đi, khác nào kẻ đui mù đưa đầu cho cọp xé beo quào ? Đó là chưa kể những kẻ không có tình người, lòng dạ độc ác chắc chắn không sao tránh khỏi máu đổ thân tàn.

    Nghĩa chữ khó:

    Tàn bạohung dữ và độc ác đến mất hết tánh người.
    Máu đào tuôn rơi là đổ máu, chết chóc nhiều.
    Máu đàoxin xem số 20.

    --- oOo ---

    66.-"Tu-hành hiền-đức thảnh-thơi - Ngay cha thảo Chúa PHẬT, TRỜI cứu cho - Bá-gia hãy rán mà lo - Kiếm LÃO ĐƯA ĐÒ nói chuyện huyền cơ".

    Luận giải(dòng 7 tới 10, trang 33)

    Người tu hành ngay thật, hiền đức, sống trong sạch, giữ tròn đạo hiếu với Mẹ Cha, thảo ngay với Chúa, chắc chắn được Phật Trời thương cứu độ nạn khỏi tai qua còn ban ơn phước cho sống yên vui, thong thả; vì vậy, Ngài mới đi khắp nơi khuyên dạy việc tu. Ai còn điều nào chưa hiểu rõ, kiếm Lão Đưa Đò sẽ được chỉ dẫn thêm.

    Nghĩa chữ khó:

    Hiền đứcngười ngay thẳng, hiền lành, hay tha thứ và giúp đỡ kẻ hoạn nạn, thương sanh vật. 
    Thảnh thơirảnh rang, thong thả, không bận lo nghĩ. 
    Lão Đưa Đòmột hoá thân của Đức Thầy. 
    Ngay changay thẳng, thành thật, giữ hiếu với Cha. 
    Thảo với Chúahết lòng với cấp chỉ huy, với chủ tướng; ngày xưa là với vua chúa. 

    Phụ giải:

    Hoá thânsự thay hình đổi dạng.

    --- oOo ---

    67.-"Bấy lâu chẳng biết làm thơ - Nay viết ít tờ trần-hạ tỉnh tâm - Đến sau khổ hạnh khỏi lâm - Nhờ công tu niệm âm-thầm quá hay - Chừng nào chim nọ biếng bay - Cá kia biếng lội khổ nầy mới yên".

    Luận giải(dòng 11 tới 16, trang 33)

    Vốn không biết làm thơ, nhưng vì lòng thương dân, Ngài viết Quyển Sấm Giảng này, nhằm khuyên người đời nên lắng lòng yên tịnh suy nghĩ lời Phật dạy, xét kỹ lại những việc đã làm rồi từ bỏ đường mê tối, sửa tánh, rèn tâm, âm thầm siêng năng làm việc thiện và khép mình theo Phật đạo. Nếu được nhiều người tin đạo, biết gìn giới cấm thì cuộc sống thế gian chắc chắn giảm bớt hận thù, ít có chia ly . Khi nào máy bay thôi chở bom đạn, (chim biếng bay ?) tàu không còn dùng cho chiến tranh (hết xăng dầu - cá biếng lội) con người trên mặt đất này mới hết đau thương, chết chóc.

    Nghĩa chữ khó:

    Tỉnh tâmxin xem số 53
    Khổ hạnhthật khổ cực, vất vả; một nghĩa khác chỉ cách sống khắc khổ của nhà tu. 
    Khỏi lâmnghĩa ở đây là không bị vướng mắc.
    Âm thầm: kín đáo, không khoe khoang.

    --- oOo ---

    68.-"Nhắc ra quá thảm quá phiền - Bể khổ gần miền mà chẳng chịu tu - Ngọn đèn chơn-lý hết lu - Khắp trong lê thứ ao tù từ đây".
    Luận giải(dòng 17 tới 20, trang 33)

    Người nói ra mà lòng quá buồn, chúng sanh đang bên bờ biển khổ mà ít ai tỉnh được giấc mê, biết mình đang sống trong ao tù để rán tìm lối thoát. Người đời thấy được Phật lý chỉ khi nào hết mê tối và giữ được tâm thanh tịnh, bấy giờ mới có đầy đủ niềm tin để trọn lòng theo Đạo tu hành.

    Nghĩa chữ khó:

    Bể khổchỉ những đau khổ của đời người, nhà Phật xem đời là biển khổ, là nhà tù lớn. 
    Gần miềnnghĩa bóng là gần chết, sắp bị tiêu diệt. 
    Chơn lýlẽ thiệt, lẽ đúng, lý chánh đáng của sự việc. 
    Ao tùnơi nước đọng lại không chảy thoát ra được, chỉ nước dơ. Nghĩa bóng chỉ sự mất tự do, bị giam cầm, sống trong cảnh khó khăn khổ sở không lối thoát. 

    Phụ giải:

    Thanh tịnhtrong sạch; hoàn toàn yên lặng, theo nghĩa nhà Phật là rời khỏi các việc làm ác, việc lỗi lầm; không dính dáng những chuyện buồn phiền của tình đời.

    --- oOo ---

    69.-"Thấy trong thời cuộc đổi xây - Đời nay trở lại khác nào đời Thương - Nhắc ra thêm ghét Trụ Vương - Ham mê Đắc-Kỷ là phường bội cha".

    Luận giải(dòng 21 tới 24, trang 33)

    Nhìn thời cuộc ngày nay giống hồi nhà Thương bên Tàu; nhắc tới thêm ghét vua Trụ, kẻ phá tan sự nghiệp của tổ tiên chỉ vì say mê Tô Đắc Kỷ, một đứa con gái phản cha.

    Nghĩa chữ khó:
    Trụ Vương: vua đời thứ 28 của nhà Thương, (Tàu 1135-1103 trước tây lịch), giỏi võ, sức mạnh nhưng tánh ác. Vì say mê Đắc Kỷ, bày nhiều trò chơi độc ác và dâm loạn, nên bị các nước nhỏ vây đánh, phải thua mất nước, tự đốt mình. Tô Hộ, cha Đắc Kỷ, một người ngay thẳng, không chịu được tánh độc ác của con gái, nên từ bỏ Đắc Kỷ. Về phần Đắc Kỷ, là cô gái đẹp, nhưng bị chồn tinh bắt hồn rồi nhập vào xác. Có nghĩa xác thân của Đắc Kỷ nhưng hồn là chồn tinh, phá tan sự nghiệp nhà Thương để trị tội vua Trụ theo lịnh phạt của bà Nữ Oa. 
    Thời cuộc: tình hình chung, các sự việc quan trọng xảy ra trong và ngoài nước. 
    Phường hay Phồn chỉ một bè một lũ; một phe; bọn xấu. 
    Bộiquay lưng lại, quên bỏ ơn nghĩa, quên lời hứa.

    Phụ giải:

    Dâm loạnthân mật thể xác với người không phải vợ hay chồng mình mà là vợ hay chồng người khác. Quan hệ xác thịt với người trong dòng họ . 
    Sự nghiệpcông việc to lớn có ích lợi cho người đời. Nghĩa hẹp: tài sản tạo được trong đời người.

    --- oOo ---

    70.-"Hết gần ĐIÊN lại nói xa - Nói cho bá tánh biết mà người chi - Lời lành khuyên hãy gắn ghi - Dương trần phải rán tu trì sớm khuya - Đừng ham làm chức nắc nia - Ngày sau như khoá không chìa dân ôi ! -Tu hành như thể thả trôi - Nay lở mai bồi chẳng có thiềng tâm".

    Luận giải(dòng 25 tới 32, trang 33)

    Hết nói gần rồi nói xa là muốn người đời hiểu rằng Ngài được lịnh chư Phật xuống trần dạy Đạo cứu dân, có biết vậy mới vững lòng tin mà nghe lời khuyên dạy của Ngài hầu sớm khuya niệm Phật, lo tu. Việc tu không nên lười biếng buông trôi, khi nhớ khi quên, phải siêng năng và có lòng thành mới được. Trong cuộc sống rán giữ lòng ngay thẳng, sáng trong, đừng ham mê các chức quyền của thực dân Pháp ban cho, ngày sau sẽ ăn năn không kịp

    Nghĩa chữ khó:

    Lời lànhlời khuyên tốt.
    Gắn ghighi nhớ, khắc sâu vào lòng đừng quên.
    Chức nắc niaxuất xứ từ tiếng Neak Nghia của Miên, có nghĩa tôi mọi, nhằm chỉ thứ chức tước không giá trị của thực dân Pháp bán hoặc cho kẻ ham danh, hay thưởng công đám tay sai, hạng người bị gọi Việt gian. 
    Khoá không chìa không xài được. Nghĩa bóng chỉ hạng người làm tay sai cho kẻ cướp nước, bị đời khinh ghét, đến chừng thực dân về Pháp, những người này sẽ như khoá không có chìa, chỉ còn cách liệng bỏ. 
    Nay lở mai bồicon sông dài thường bị nước xoi lở đất ở bờ doi bên này mang qua bồi đắp bờ vịnh bên kia, hay ngược lại. Câu này chỉ việc tu khi siêng khi làm biếng. 
    Thiềng tâm - Thành tâmlòng thành. Xin xem số 10

    --- oOo ---

    71.-"Mưu sâu thì họa cũng thâm - Ngày sau sẽ biết thú cầm chỉnh (chỉn) ghê - Hùm beo tây tượng bộn bề- Lại thêm ác thú mãng-xà, rít to".

    Luận giải(dòng 33 tới 36, trang 33)

    Dùng mưu kế sâu độc hại người rồi mình cũng bị tai họa nặng nề bằng chừng đó trả lại. Ngày sau người đời sẽ gặp các loại thú dữ ghê gớm như rít lớn, rắn to, tây, tượng, hùm, beo. Phải chăng ngầm chỉ bọn người trong rừng ra, tham tàn ác độc như thú dữ ?! 

    Nghĩa chữ khó:

    Mưu: mưu kế, tính toan kỹ lưỡng, sắp đặt sự việc có thứ tự gài cho người lầm, thua mình. 
    Họa thâmtai hoạ to lớn; điều rủi ro thật ghê ghớm. 
    Bộn bề: nhiều lắm, bày ra ở khắp nơi.
    Ác thúthú dữ.
    Mãng xàloại rắn độc thật lớn con. 
    Rítloại trùng bò sát nhiều chân, hai càng có nọc độc. 

    --- oOo ---

    72.-"Bá-gia ai biết thì lo - Gái trai*(Gác tai) dèm (gièm) siểm đôi co ích gì!-Hết đây rồi đến dị-kỳ -Sưu cao thuế nặng vậy thì thiết-tha".

    Luận giải(dòng 1 tới 4, trang 34)

    Ai biết suy nghĩ thì nên lo liệu lấy phận mình, đừng để ý đến lời chê khen của hạng người quen nói sau lưng kẻ khác, thói xấu này dễ gây hiểu lầm làm chòm xóm mất lòng nhau, không tốt. Cuộc đời từ đây sẽ có nhiều chuyện lạ kỳ cùng với sưu cao thuế nặng khiến đời sống của người dân càng ngày càng thêm cực khổ khó khăn ! - * Ấn bản 1998 in Gác tai.

    Nghĩa chữ khó:

    Gác taibỏ ngoài tai, không nghe lời gièm siểm.
    Gièm siểmđặt điều nói xấu, chê mà không chỉ rõ ai. Nói quanh co, thêm bớt, khiến cho người gây với nhau.
    Đôi cocự nự, cãi với nhau. 
    Dị kỳchuyện lạ, chưa hề xảy ra, chưa từng nghe thấy.
    Sưu hay Xâumiền Bắc gọi sưu, trong Nam nói xâu, là việc nặng nhọc mà người nam - dân thường - từ 18 đến 60 tuổi phải làm cho nhà cầm quyền, không được trả tiền công, như: đắp đường, đào kinh, xây thành, đắp bờ ngăn nước …
    Thuếkhoản tiền phải nạp cho nhà cầm quyền theo luật định và bị theo đòi rất gắt, không trả bị bắt giam, như thuế đất, thuế nhà, thuế mua bán... 
    Thiết tha hay Tha thiếtcó tình cảm sâu đậm; luôn lo nghĩ đến, nhưng thiết tha ở câu này, là Người xót thương dân bị bóc lột, bị bức hiếp, đời sống quá khổ. 

    --- oOo ---

    73.-"Dân nay như thể không cha - Chẳng ai dạy dỗ thiệt là thảm thương - Thứ này đến thứ MINH-VƯƠNG - Nơi chốn Phật-đường mặt ngọc ủ-ê".

    Luận giải(dòng 5 tới 8, trang 34)

    Cạnh bên chư Phật, Đức Minh Vương nhìn xuống trần thấy cảnh dân chúng ngày nay đau khổ như trẻ mồ côi không Cha Mẹ chăm nom, dạy dỗ, nên sắc mặt Ngài rất buồn. Nghĩa bóng: đất nước mất chủ quyền, dân không có lãnh đạo tốt chăm lo đời sống. Chỉ cảnh người Việt Nam đang bị kẻ mạnh nước ngoài cai trị, hiếp đáp, bóc lột vô cùng đau khổ.

    Nghĩa chữ khó:

    Thảm thươngcảnh buồn khổ ai nhìn cũng xót thương. 
    Minh Vươngxin xem lại số 6.
    Ủ êxót xa, buồn rầu.

    Phụ giải:

    Lãnh đạongười đứng đầu bộ máy cai trị đất nước như Vua, Tổng thống, Quốc Trưởng.

    --- oOo ---

    74.-"Cảm thương trần-hạ nhiều bề - Bởi chưng tàn-bạo khó kề PHẬT TIÊN - Chúng ham danh lợi điền-viên - Ngày sau đến việc lụy- phiền suốt canh". (dòng 9 tới 12, trang 34)

    Luận giải:

    Thương người đời phải chịu lắm bề đau khổ bởi vì lòng dạ độc ác còn mang thêm túi tham không đáy, suốt tháng năm chỉ lo kiếm thật nhiều tiền của mua sắm ruộng vườn, mua chức mua danh; ngày sau gặp việc không may, như giặc cướp, thiên tai, tài sản tiêu tan, rồi thương tiền tiếc của, buồn rầu than khóc suốt đêm, hạng người không biết đạo đức này lòng chẳng lúc nào yên tịnh thì sao gần được Phật Tiên.

    Nghĩa chữ khó:

    Điền viênruộng đất và vườn trồng cây ăn trái.
    Ngày sau đến việcngầm chỉ bị giặc cướp, động đất, giông bão… tiêu tan tiền của, mạng sống cũng khó giữ. 

    --- oOo ---

    75.-"Kệ-kinh tụng niệm đêm thanh - Ấy là châu-ngọc để dành ngày sau - Bây giờ chưa biết vàng thau - Đời sau kính trọng người cao tu hành".

    Luận giải(dòng 13 tới 16, trang 34)

    Giáo lý nhà Phật là ánh đuốc soi đường trong đêm tối, vừa phát triển tinh thần, vừa tăng trưởng trí huệ, có trí huệ mới thấu hiểu giáo lý, nhờ đó niềm tin được vững chắc lo tu, đó là của quý để dành. Bây giờ chưa ai biết thiệt giả thế nào, nhưng chắc chắn những bực dày công tu hành sau này sẽ được người đời kính trọng.

    Nghĩa chữ khó:

    Kệ kinhxin xem số 60.
    Tụng niệmđọc kinh và niệm PhậtXin xem số 8 và 12.
    Đêm thanhđêm vắng vẻ, yên lặng. 
    Vàng thauhai thứ cùng màu vàng, dễ nhìn lầm. Vàng quý giá còn thau rẻ tiền. 
    Châu ngọcloại đá quý mà nhiều người ưa thích. 

    Phụ giải:

    Phát triển - tăng trưởngmở rộng, làm lớn mạnh thêm. 

    --- oOo ---

    76.-"Nam-mô miệng niệm lòng lành - Bá-gia phải rán biết rành đường tu -Thương ai ham võng ham dù - Cũng như những kẻ đui mù đi đêm".

    Luận giải(dòng 17 tới 20, trang 34)
    Đời là một giấc mộng dài, sống là mộng trong mộng, thân ta là giả, vì duyên nghiệp những cái giả kết hợp lại rồi cũng vì duyên nghiệp những cái giả ấy rã tan, đó là lý sanh diệt - hợp là sanh, tan là diệt. Nếu biết vậy mà quyết chí tu tìm giải thoát thì rán luyện rèn tâm ý, gìn lòng thanh tịnh mới thấu hiểu chơn lý. Niệm tưởng Phật lòng phải thành kính. Tu là giữ đời sống thẳng ngay, hiền lành, rộng lòng tha thứ, thương và giúp đỡ người. Còn những ai dùng kiếp sống ngắn ngủi này kiếm lợi mua danh, giành nhau những thứ giả tạm, thì khác gì người đui đi trong đêm tối !

    Nghĩa chữ khó:

    Võng dùxin xem số 11Nghĩa bóng chỉ người ham thích danh lợi. 

    Phụ giải:

    Danh lợixin xem số 1

    --- oOo ---

    77
    .-"Khuyên đời như vá múc thêm - Mảng lo tranh đoạt thù-hềm với nhau - Đến chừng có ốm có đau - Vang mồm niệm PhậtPhật nào chứng cho".

    Luận giải(dòng 21 tới 24, trang 34) 

    Vì thương đời, Ngài không ngừng khuyên nhắc dân chúng trong đời sống hằng ngày chẳng nên tranh giành, tìm cách hơn nhau mà sanh ra giận oán, hận thù. Lắm kẻ lúc bình thường chẳng chịu tu, thả lỏng lòng ham muốn nên gây lắm điều hung ác, dĩ nhiên, gieo gió phải gặt bão, không sao tránh khỏi bị oán thù, bấy giờ gặp nguy hiểm hoặc đau ốm mới sợ chết mà lớn tiếng niệm Phật, như vậy đâu được Phật chứng.

    Nghĩa chữ khó:

    : vật làm bằng nửa gáo dừa, có cán, để múc canh. Ý câu này: Người thương đời nên lúc nào cũng chịu khó nhắc nhở khuyên dạy, giống như múc canh bằng cái vá, múc nhiều lần canh phải đầy tô. Việc dạy Đạo cũng vậy, khuyên nhắc nhiều lần, mỗi lần nói một ít, nhiều ngày rồi cũng phải có người hiểu và nghe mà lo tu. 
    Tranh đoạtra sức giành giựt về phần mình. 
    Thù hềmkhông vừa lòng nhau mới sanh ra giận, ghét rồi tới oán thù.

    --- oOo ---

    78.-"Dương-trần tiếng nhỏ tiếng to - Nói ngỗng nói cò đây cũng làm thinh -Tưởng rằng thân nó là vinh - Chẳng lo tu niệm cứ ghình với ĐIÊN".

    Luận giải(dòng 25 tới 28, trang 34)
    Biết dân chúng xầm xì bàn tán, nhưng Ngài vẫn giữ im lặng để mặc tình ai muốn nghĩ sao cũng được. Có lắm kẻ dư tiền nhiều của, chức lớn quyền cao, tưởng mình hay, giỏi, đã không chịu tu còn kiếm chuyện chống đối Ngài. 

    Nghĩa chữ khó:

    Tiếng nhỏ tiếng tolời bàn tán xầm xì.
    Ghìnhrình, lựa dịp để hạ nhau, tìm cách chống nhau.
    Nói ngỗng nói còchỉ một sự việc, mà mỗi người hiểu theo ý riêng, như con vật lông trắng, ở xa nhìn, người này nói con ngỗng kẻ nọ bảo con cò. Nghĩa bóng là tùy ý người đời khen hay chê, Người không bận lòng tới. 
    Vinhđược người nể trọng. Tu niệmxin xem số 12.

    --- oOo ---

    79.-"Nói ra trong dạ chẳng yên - Bây giờ nói chuyện cỡi thuyền khuyên dân - Đêm ngày chẳng nại tấm thân - Nắng mưa chẳng quản tảo-tần ai hay".

    Luận giải(dòng 29 tới 32, trang 34)

    Ngài thương đời dốc hết lòng chỉ dạy, tiếp tục chèo thuyền đi khắp xóm làng, thành thị, không nài cực khổ, thức khuya dậy sớm, phơi nắng dầm mưa, kiên trì khuyên nhắc người đời bỏ dữ làm hiền, nhưng lòng vẫn chưa yên, mấy ai hay biết mà hiểu cho Ngài.

    Nghĩa chữ khó:

    Chẳng nại tấm thâncực khổ không hề than. 
    Nắng mưa chẳng quảnphơi nắng dầm mưa không than. Nghĩa bóng: chịu cực khổ không than trách. 
    Tảo tần: dậy sớm thức khuya làm việc hết lòng. Theo điển tích: Tảo hay Táo, giống như loại rong. Tần, tên thứ rau mọc dưới nước. Kinh thi: thái tần thái tảo (hái rau tần hái rautảo) ý nói về người xoay xở làm nhiều việc cực nhọc. Nghĩa bóng: vì thương và lo cho chúng sanh mà Người thức khuya dậy sớm chịu cực nhọc. 

    --- oOo ---

    80.-"Chừng sau đến hội Rồng-Mây - Người đời mới biết ĐIÊN nầy là ai - Lui thuyền chèo quế tay gay -Thuyền đi nước ngược đến rày cù lao".

    Luận giải(dòng 33 tới 36, trang 34) 

    Ngài lui thuyền chèo ngược nước thẳng đường đến cù lao Long Khánh tiếp tục dạy Đạo. Bây giờ thì ai nghĩ thế nào cũng được, ngày sau, chừng đến Hội Rồng Mây thế nhân mới biết Ngài là ai.

    Nghĩa chữ khó:

    Hội Rồng Mâyxin xem lại số 15.
    Nước ngượcmiền Nam gọi thuyền là ghe, ghe lướt tới khi nước chảy từ mũi ra phía sau, đó là đi nước ngược. 
    Chèo quế tay gay: xin xem số 41.
    Cù laogò đất lớn nổi giữa sông, có nhà người ở. Cù lao thuộc xã Long Khánh, nên mang tên Long Khánh, thuộc quận Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp ngày nay.
    Rày: nay, hiện nay, ngày nay.

    --- oOo ---

    81.-"Xa xa chẳng biết làng nào - Thiệt làng Long-Khánh ít người nào tu - TỚ THẦY liền giả đui mù - Bèn đi ca hát kiếm xu dương-trần".

    Luận giải(dòng 1 tới 4, trang 35)
    Xa xa phía trước là làng Long Khánh, xem ra nơi đó rất ít người tu. Thầy trò Ngài giả mù đui đi ca hát như kiếm tiền, nhưng thật sự là dùng lời ca tiếng hát dạy Đạo, chỉ cho đời biết thế nào là tội phước, lẽ phải điều sai để sớm tìm về Phật đạo.

    Nghĩa chữ khó:

    Bènliền đó, ví dụ: "Tôi vừa ra cửa, ông ta bèn bước theo; hoặc: vừa thấy ông ta té, tôibèn chạy lại đỡ ông"
    Ca - Hát: xin xem số 43.
    Kiếm xutiền lúc bấy giờ, 10 xu = một cắc, 10 cắc = 1 đồng bạc. 25 xu mua 20 kilô lúa hoặc1 mét vải khá tốt.

    --- oOo ---

    82.-"Bá-gia tựu lại rần-rần - Trong nửa ngày trần chẳng có đồng chi - Nực cười trần-hạ một khi - Ở một đêm thì sáng lại qua sông".

    Luận giải(dòng 5 tới 8, trang 35)

    Nghe thấy ca hát dân chúng xúm lại rất đông, nhưng suốt nửa ngày không ai cho đồng nào. Buồn cười trong dạ, ở một đêm, sáng ra Ngài qua bên kia sông.

    --- oOo ---

    83.-"Bình minh vừa buổi chợ đông -Bày trò bán thuốc hát ròng đời nay-Cho thiên-hạ tựu đông vầy -Rồi mới ra bài hát việc Thiên-cơ ".

    Luận giải(dòng 9 tới 12, trang 35)

    Sáng sớm qua sông đúng lúc chợ đông người mua bán, Ngài bày ra bán thuốc, chờ dân tựu lại đông mới rao mời mua thuốc, lời lẽ Ngài dùng nghe rất mới như đã ở thành thị lâu năm, tiếp theo là các bài hát ngầm nói cho biết thế gian gần ngày tiêu diệt theo sự sắp xếp của Phật, Trời, rồi khuyên dân sớm lo tu để được sống còn.

    Nghĩa chữ khó:

    Bình minhhết đêm, trời vừa sáng.
    Buổi chợ đôngnơi nhiều người đến thật sớm mua bán. 
    Hát ròng đời nayhát toàn những tiếng mới của người thành thị đang xài. 

    --- oOo ---

    84.-"Tới đây bá tánh làm ngơ - Buồn cho lê-thứ kịp giờ ra đi - Lìa xa Hồng-Ngự một khi - Thẳng đường trực-chỉ ĐIÊN đi Tân-Thành".

    Luận giải(dòng 13 tới 16, trang 35)
    Khi nói tới việc tu là không ai muốn nghe, rủ nhau bỏ đi. Lòng xót xa buồn, Ngài rời Hồng Ngự, thẳng đường đi Tân Thành.

    Nghĩa chữ khó:

    Làm ngơkhông muốn nghe, không thèm để ý tới.
    Trực chỉđi thẳng không quanh quẹo. 
    Tân thànhtên một xã thuộc Quận Hồng Ngự, dọc theo rạch Cả Cái, tỉnh Đồng Tháp ngày nay.

    --- oOo ---

    85.-"Tới đây ra mặt người rành - Nói chuyện thiệt sành thông-lảu Đạo nho - Nhiều người xúm lại đôi co - Chê lão đưa đò mà biết việc chi".

    Luận giải(dòng 17 tới 20, trang 35) 

    Tới Tân Thành, giả Người đưa đò mà nói đạo Nho thật rành. Nhiều người tựu lại nghe rồi cãi với nhau, người khen kẻ chê: "Lão đưa đò mà biết việc chi ".

    Nghĩa chữ khó:

    Rànhrõ ràng, hiểu biết rành rẽ.
    Thông lảu hay Lảu thônghiểu biết tường tận. 
    Đạo Nhomột trong ba đạo lớn: Phật - Nho -Lão.
    Xúm lạinhiều người bu lại, tựu lại. 
    Đôi coxin xem số 72.

    --- oOo ---

    86.-"Thấy đời động tánh từ bi - ĐIÊN chẳng bắt tì còn mách việc xa - Khoan khoan chơn nọ bước ra - Giáp rạch Cả Cái rồi ra ngoài vàm - Đoái nhìn mây nọ trắng lam - ĐIÊN ra sức lực chèo chơi một giờ".

    Luận giải(dòng 21 tới 24, trang 35) 
    Mặc tình ai cười chê, khi dể, Ngài vẫn một lòng thương hết chúng sanh, đã không phiền trách còn chỉ dạy những việc về sau. Ngài thong thả chèo thuyền tới rạch Cả Cái rồi thẳng ra vàm, quay nhìn lại mấy cụm mây trắng lẫn xanh lợt trên nền trời rồi ra sức chèo thuyền đi thật mau trong một giờ.

    Nghĩa chữ khó:

    thẹo, tì vít.
    Máchchỉ bảo. 
    Vàmngã ba, nơi con rạch giáp với sông, hay con sông nhỏ gặp sông lớn. 
    Rạchđường nước nhỏ chảy từ ruộng ra sông. Rạch Cả Cái thuộc xã Tân Thành, Quận Hồng Ngự, nằm sâu trong Đồng Tháp Mười giáp Mộc Hóa, nay là Tỉnh Đồng Tháp.
    Đoái nhìnquay mặt nhìn lạiNhìn lại phía sau.
    Lam: xanh lợt, xanh da trời.

    --- oOo ---

    87
    .-"Xa nhìn sương bạc mờ mờ -Tân-An làng nọ dân nhờ bắp khoai - Giả người bán cá bằng nay - Dân chúng ngày rày xúm lại mua đông".

    Luận giải(dòng 25 tới 28, trang 35)

    Xa xa trong màn sương trắng đục là làng Tân An, dân ở đây sống nhờ rẩy: bắp, khoai. Tới nơi, Ngài giả bán cá, dân trong xóm xúm lại mua rất đông.

    Nghĩa chữ khó:

    Sương bạc mờ mờsương trắng đục trông thấy lờ mờ.
    Tân Anmột xã thuộc Quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc. 
    Bằng nay: như hiện nay, như bây giờ.
    Ngày ràyngày xảy ra chuyện đang kể; lúc đó.

    --- oOo ---

    88.-"Tới lui giá cả vừa xong - ĐIÊN cũng bằng lòng cân đủ cho dân - Có người chẳng chịu ngang cân - Bỏ thêm chẳng bớt mấy lần không thôi - Nực cười trần-hạ lắm ôi Giảng cho bá tánh một hồi quá lâu".

    Luận giải(dòng 29 tới 34, trang 35)

    Khách trả giá, vừa ý mua, Ngài cân đúng với số tiền, nhưng khách cứ lấy thêm cá, không chịu bỏ ra, làm như vậy mấy lần. Buồn cười cho lòng tham của người đời, Ngài mới giải nghĩa về sự hiền lành và ngay thật trong cách ăn ở, đối xử với nhau.

    --- oOo ---

    89.-"Thân già thức suốt canh thâu - Nói cho lê thứ quày đầu mới thôi - Nhiều người nghe hết phủi rồi".
    Luận giải(dòng 1 tới 3, trang 36)

    Nghĩ đến nỗi khổ của dân, Ngài thức suốt canh này sang canh khác, nghĩ cách giảng dạy thế nào cho người đời nghe dễ hiểu mà chịu sửa tánh răn lòng, sớm tối lo tu, nhưng tiếc vì nhiều người nghe rồi bỏ qua, không thèm để ý tới nữa.

    Nghĩa chữ khó:

    Thức suốt canh thâuđêm có 5 canh, nghe tiếng trống điểm canh, thấy thời giờ sao quá ngắn trong khi lòng còn điều suy nghĩ chưa xong.
    Nghe hết phủi rồinghe rồi bỏ, không thèm để ý tới. 

    --- oOo ---

    90.-"Quày thuyền trở lại bồi hồi sầu-bi - Giả người tàn tật một khi - Xuống vàm kinh Xáng được thì chút vui - Một người nhà lá hẩm hiu - Mà biết đạo-lý mời CÙI lên chơi".

    Luận giải(dòng 4 tới 8, trang 36)

    Ngài quay thuyền trở lại mà lòng xao xuyến buồn, đi mãi tới vàm kinh Xáng mới thấy được chút vui, nơi đây Ngàigiả mang bịnh cùi, gặp một người tuy nghèo song tốt bụng, sống lẻ loi mà hiểu biết đạo lý, đã không có ý khinh khi người cùi, còn vui vẻ mời Người lên nhà chơi.

    Nghĩa chữ khó:

    Bồi hồi sầu bibồn chồn xao xuyến và buồn trong lòng. 
    Tàn tậtmột hay vài bộ phận trên người hư, mất. 
    Kinh Xángkinh do máy đào, không phải nguời đào.
    Hẩm hiucuộc sống âm thầm lẻ loi, không ai để ý tới.
    Đạo lýxin xem số 6.
    Cùibịnh lở da, chảy máu, mủ, thịt mất lần, rụng từ lóng tay, đau nhức. Bịnh chưa có thuốc trị thời bấy giờ.
  3. #3
    Hhuynh bây giờ đang trực tuyếnAdministrator
    Ngày tham gia
    Nov 2011
    Bài viết
    422
    Phụ giải:

    Xao xuyếnsự rung động mạnh trong lòng.

    --- oOo ---

    91.-"Bàn qua kim-cổ một hồi - CÙI xuống giữa vời Châu-Đốc thẳng xông - Đến nơi thiên hạ còn đông - Giả gái không chồng đi bán cau tươi".

    Luận giải(dòng 9 tới 12, trang 36)

    Bàn hết chuyện đời xưa qua chuyện đời nay một hồi rồi từ giã chủ nhà, Ngài xuống thuyền chèo ra giữa sông nhằm hướng Châu Đốc đi thẳng. Tới nơi, chợ còn đông người, Ngài giả cô gái trẻ chưa chồng, bán cau tươi.

    Nghĩa chữ khó:

    Bàntrao đổi, góp ý quanh một câu chuyên.
    Kimhiện tại, mới. Cổxưa, cũ. 
    Giữa vờira giữa dòng sông, cách xa bờ.
    Thẳng xôngđi thẳng hướng không quanh quẹo. 
    Cau tươithứ trái lớn hơn ngón chơn cái, ruột chát để ăn với trầu và vôi. Cây cau thân giống như cây dừa nhưng ốm và cao hơn. Ngày xưa, trầu và cau là hai vật phải có trong các lễ hỏi, lễ cưới. Các bà ở vùng quê ngày xưa rất thích nhai trầu. 

    --- oOo ---

    92.-"Thấy dân ở chợ nực cười - Xúm nhau trêu ghẹo đặng cười GÁI TƠ - Buồn đời lăng mạ ngẩn-ngơ - Biến mất lên bờ liền giả cùi đui".
    Luận giải(dòng 13 tói 16, trang 36)

    Nhìn dân ở chợ mà bắt tức cười, thấy gái trẻ đẹp thì bu lại chọc ghẹo rồi cười giỡn với nhau. Buồn và ngao ngán cho người đời không biết giữ gìn lễ phép, Ngài biến dạng, lên bờ giả ra người vừa cùi vừa đui.

    Nghĩa chữ khó:

    Trêu ghẹo: dùng lời nói hay điệu bộ chọc để vui cười.
    Lăng mạnói nặng lời; mắng nhiếc. Nghĩa ở đây là không có đạo đức, thiếu giáo dục.
    Ngẩn ngơđứng đờ mặt ra vì việc xảy ra ngoài ý tưởng.

    Phụ giải:

    Ngao ngán: chán nản, không còn thích hay ham muốn. 
    Lễ phépphép lịch sự; đối xử dịu dàng với mọi người, kính trọng người trên, người cao tuổi.
    Biến mấtđi khỏi nơi đó mà không ai hay biết. 

    --- oOo ---

    93.-"Phố phường nhiều kẻ tới lui - Thấy kẻ ĐUI CÙI chẳng dám* (muốn) ngó ngang - Đời nay quý trọng người sang - Giả ra gây lộn nói toàn tiếng Tây".

    Luận giải: (dòng 17 tới 20, trang 36)

    Ở thành thị lúc nào cũng đông người tới lui mua bán, nhưng hễ thấy kẻ Đui, Cùi thì ai cũng tránh xa ra, không muốn ngó. Biết dân đời này xem trọng người giàu sang, Ngài giả gây lộn nói toàn tiếng Tây. - * Ấn bản 1998 in chữ muốn.

    Nghĩa chữ khó:

    Phố phườngkhu nhiều nhà cửa to đẹp.
    Phốdãy nhà cất liền vách nhau ở chợ cho người mướn. 
    Sangăn mặc lịch sự, có vẻ cao quý.
    Toànnguyên một thứ không pha trộn. 
    Gây lộnngười nói kẻ đáp không ai nhịn ai, dùng lời lẽ nặng nề nhằm hạ nhục nhau. 
    Tiếng Tâytiếng dân gian chỉ nước Pháp. Vì nước Pháp ở về phía tây Việt Nam. 

    --- oOo ---

    94.-"Tây, Nam, Chà, Chệt, chú, thầy - Nó thấy làm vầy chẳng bắt ngại nghi - Xuống thuyền quày quả một khi - Chèo lên Vĩnh-Tế vô thì núi Sam - Đi ngang chẳng ghé chùa am - Xuôi dòng núi Sập đặng làm người ngu".

    Luận giải(dòng 21 tới 26, trang 36)

    Người mặc quần áo sang đẹp, nói tiếng nước ngoài để kẻ xấu bụng như bọn người lấy tin cho Tây ít để ý nghi ngờ. Ngài đi mau xuống thuyền, giả như ngu dại chèo về kinh Vĩnh Tế rồi theo dòng sông núi Sập thẳng vô núi Sam không ghé chùa am nào.

    Nghĩa chữ khó:

    TâyPhápNamViệt NamChàngười da đen ở Java Nam Dương (Java – nói trại ra Chà và) tiếng chỉ chung người da đen gốc Ấn độ, Mã Lai, Nam Dương sanh sống ở Việt Nam;Chệt hay Chệc, chỉ người Tàu. Chú, Thầy:chỉ người có học hoặc làm việc cho Tây. 
    Chẳng bắt ngại nghikhông nghi ngờ. 
    Quày quảquay lưng đi gấp.
    Amxin xem số 22
    Xuôi dòngtheo dòng nước chảy xuôi theo thuyền.
    Nguít hiểu biết, kém trí khôn.
    Vĩnh tếkinh do Thoại Ngọc Hầu Nguyễn văn Thoại chỉ huy đào từ sông Giang Thành (Hà Tiên) chạy dọc biên giới Việt Miên qua sông Hậu tới Tỉnh lỵ Châu Đốc. 
    Núi Sam: thuộc dãy Thất Sơn, làng Vĩnh Tế quận Châu Phú, tỉnh Châu Đốc, núi có mộ Đức Phật Thầy Tây An, mộ phu nhơn của Thoại Ngọc Hầu, miễu Bà chúa xứ. 

    --- oOo ---

    95.-"Xem qua đầu tóc u-xù - Cũng như người tội ở tù mới ra - Chèo ghe rao việc gần xa - Bồng-Lai Tiên-cảnh ai mà đi không ? - Nhiều người tâm đạo ước mong - Nếu tôi gặp được như rồng lên mây".

    Luận giải(dòng 27 tới 32, trang 36)

    Người để tóc rối u xù không chải gở, quần áo thì lôi thôi như ở tù mới ra. Tay chèo, miệng nói về những đau thương, máu đổ, chết chóc mà người đời sẽ phải gánh chịu, rồi kêu mời ai là người tu thì đi cảnh Tiên ở núi Bồng Lai với Ngài. Ngài cho biết đó là nơi mà kẻ tu hành nào cũng ao ước được tới như rồng muốn lên mây vậy.

    Nghĩa chữ khó:

    Bồng Laixin xem số 44
    Tâm đạongười thật lòng mến đạo, tin Phật, giữ gìn không để phạm luật lệ của đạo.
    Raonói, truyền tin tức rộng ra cho mọi người hay biết.
    Như rồng lên mâyrồng được lên mây là có không gian rộng rãi, tự do bay lượn thỏa thích.

    --- oOo ---

    96.-"Ấy là tại lịnh Phương Tây - Cho kẻ bạo tàn kiếm (kiến) thấy Thần Tiên - Có người nói xéo nói xiên - Chú muốn kiếm tiền nói gạt bá-gia".

    Luận giải(dòng 33 tới 36, trang 36)
    Ngài vâng lịnh chư Phật xuống trần dạy cho kẻ hung ác biết có Phật, có Thần Tiên để họ sợ mà sửa tánh răn lòng lo tu, nhưng trong số người nghe giảng, có kẻ xầm xì bảo nhau đừng nên tin, vì họ cho rằng Ngài bày chuyệnđặt điều nói gạt để kiếm tiền.

    Nghĩa chữ khó:

    Phương Tâychỉ cõi Tịnh độ của Phật A Di Đà.
    Bạo tànhung dữ độc ác đến mất tánh người. 
    Kiếntrông thấy.
    Nói xéo nói xiênchê mà không chỉ ngay người bị chê. 

    --- oOo ---

    97.-"Thoáng nghe lời nói thiết tha - Rưng rưng nước mắt chèo về Mặc-Dưng - Tay chèo miệng cũng rao chừng - Đường đi Tiên cảnh ai từng biết chưa ?".

    Luận giải(dòng 1 tới 4, trang 37)

    Nghe mấy lời xầm xì bàn tán đó Ngưài thêm buồn lòngtay chèo mà nước mắt rưng rưng. Dầu vậy, trên đường về Mặc Dưng, Ngài vẫn không ngớt kêu mời và hỏi người ở hai bờ sông: "Có ai biết đường đi cảnh tiên chưa "?

    Nghĩa chữ khó:

    Thoáng nghenghe tiếng lướt qua mau như ánh chớp. 
    Lời nói thiết thalời nói có tình nghĩa. Nhưng nghĩa ở đây, Ngài xót xa buồn, vì xuống trần dạy đạo cứu đời, đã hết lòng khuyên nhủ lại bị nghi ngờ là dối gạt, mà sự nghi ngờ đó chỉ vì họ muốn che chở cho nhau khỏi bị mắt lừa. 
    Rưng rưng nước mắtnước mắt từ từ chảy. 
    Mặc Dưng, đủ tên là Mặc cần Dưng, địa phương mang tên tiếng Miên, thuộc xã Bình Hòa, quận Châu Thành Long Xuyên ngày nay. 
    Tiên cảnhcảnh hoàn toàn trong sạch, yên vui, không hận thù, không đau khổ chia ly ?. 

    --- oOo ---

    98.-"Khúc thời nhắc lại đời xưa - Lúc chàng Lý-Phủ đổ thừa Trọng Ngư - Nhà anh có của tiền dư - Sao chẳng hiền-từ thương-xót bá gia?"

    Luận giải(dòng 5 tới 8, trang 37)

    Ngài nhắc chuyện ngày xưa: "Lý Phủ và Trọng Ngư là đôi bạn thân, nhà ở gần nhau, cuộc sống của hai gia đình khá đầy đủ, nhưng tánh không giống nhau. Lý Phủ lòng dạ rộng rãi thường hay giúp người nghèo khó, hoạn nạn; còn Trọng Ngư, chỉ sống cho mình, không bao giờ chịu bỏ ra, dầu một ít tiền giúp đỡ bất cứ ai. Chẳng may gặp giặc cướp, hai người đều tiêu tan sự nghiệp, phải trôi giạt xứ xa, Lý Phủ được các người chịu ơn ngày xưa hết lòng giúp đỡ, nên cuộc sống khá đầy đủ, trong khi đó Trọng Ngư đói rách khổ sở. Tình cờ găp lại nhau, Trọng Ngư than trách sao mình vô phước, không được sự giúp đỡ nào. Lý Phủ nói: "Phải chăng đây kết qủa của cuộc sống khép kín, ích kỷ ngày xưa của Anh ?". Mẩu chuyện này dạy chúng ta không nên nghĩ cho riêng mình, mà phải mở lòng ra thương và giúp đỡ những người thiếu may mắn, đói khổ hoạn nạn.

    Phụ giải:

    Ích kỷchỉ biết lo riêng mình, ai sao mặc kệ.
    Hiền từhiền lành, giàu lòng thương và giúp đỡ người.

    --- oOo ---

    99.-"Bây *(bấygiờ gặp việc thiết-tha - Bạc vàng có cứu anh mà hay không ? - Hết tây ĐIÊN lại nói đông - Có ai thức tỉnh để lòng làm chi !".

    Luận giải(dòng 9 tới 12, trang 37) 

    Ngài nói hết chuyện bên đông sang chuyện bên tây, ý chánh là khuyên dân nên lắng lòng suy nghĩ để hiểu rằng khi xuôi tay nhắm mắt thì ai cũng chỉ tay trắng ra đi, nào có ai mang theo được gì ! Tiền bạc nhiều cũng không giúp cải được số chết. Hoặc chẳng may gặp giông bão, động đất, giặc cướp, số vàng bạc cất giấu đó còn giữ được không? Sao bằng dành một phần tiền của giúp đỡ người nghèo khổ hầu gây chút duyên lành. Vậy mà có mấy ai chịu hiểu, chịu ghi nhớ vào lòng để dọn mình đi vào Phật đạo. -* Ấn bản 1998 in Bấy giờ.

    Nghĩa chữ khó:

    Việc thiết thanghĩa ở đây chỉ việc cần thiết, khó khăn. 

    --- oOo ---

    100.-"Mặc-Dưng mất dạng TỪ-BI - Thuyền đi trở ngược về thì Vàm-Nao - Dòm xem thiên-hạ lao-xao - Không ghé nhà nào cũng gọi vài câu".

    Luận giải(dòng 13 tới 16, trang 37)

    Ngài rời Mặc Cần Dưng mà không ai hay biết, xuống thuyền chèo về Vàm Nao, dầu thấy trên đường nhiều người lui tới nhưng Ngài không ghé nhà nào, miệng vẫn kêu nói và giảng đạo vài câu.

    Nghĩa chữ khó:

    Từ Biở đây chỉ Ngài; cũng chỉ lòng thương người, cứu giúp đời của Ngài.
    Vàm Naocon sông nối liền Tiền Giang qua Hậu Giang làn ranh hai tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc. Vàm Nao nằm về phần Châu Đốc, dọc theo làng Hòa Hảo.
    Thiên hạ lao xao: nhiều người lui tới lăng xăng và tiếng nói khi to lúc nhỏ không dứt tiếng. 

    --- oOo ---

    101.-"Con sông nước chảy vòng cầu - Ngày sau có việc thảm sầu thiết tha - Chừng ấy nổi dậy phong-ba - Có con nghiệt-thú nuốt mà người hung".

    Luận giải(dòng 17 tới 20, trang 37)

    Ngài báo trước: "Con sông này, chỗ nước chảy vòng cầu đây, ngày sau có việc thật thảm sầu, mỗi khi gió to sóng lớn, một con thú dữ nổi lên nuốt người hung ác".

    Nghĩa chữ khó:

    Nước chảy vòng cầunước cuốn xoáy.
    Thảm sầuchuyện thật đau đớn buồn rầu.
    Nổi dậy phong basóng gió nổi lên dữ dội.
    Nghiệt thúthú dữ.

    --- oOo ---

    102.-"Đến chừng thú ấy phục-tùng - Bá-gia mới biết người KHÙNG là ai - Bây giờ phải chịu tiếng tai - Giảng Đạo tối ngày mà chẳng ai nghe".
    Luận giải(dòng 21 tới 24, trang 37)

    Khi bắt con thú dữ đó phục, chịu nghe lời, chừng ấy thế gian mới biết Ngài là ai. Bây giờ phải chịu chê bai lời nặng tiếng nhẹ, trong khi Ngài hết lòng thương yêu chỉ dẫn đường tu, là mong sao người đời hưởng được ơn phước của Phật Trời, vậy mà chẳng ai chịu để ý tìm hiểu và nghe lời !

    Nghĩa chữ khó:

    Phục tùngchịu nghe lời sai khiến. 
    Giảng Đạodẫn giải rõ nghĩa lý, luật lệ của nền Đạo.

    --- oOo ---

    103.-"Đời như màn nọ bằng the - Hãy rán đọc vè của kẻ KHÙNG-ĐIÊN - Khỏi vàm ĐIÊN mới quày thuyền - Xuống miền Cao-Lảnh (Lãnh) lại phiền lòng thêm".

    Luận giải(dòng 25 tới 28, trang 37)

    Thấy cuộc đời sắp đến ngày tiêu diệt, Ngài hết lòng nhắc nhở và khuyên dân chúng rán đọc những lời chỉ dẫn về cách tu hành trong các bài thơ, bài vè của Ngài mà sửa tánh, răn lòng tìm về với giáo lý nhà Phật. Ra khỏi vàm, chèo thuyền đi Cao Lãnh, tới đây Ngài lại thêm buồn lòng.

    Nghĩa chữ khó:

    Theloại hàng mỏng và thưa, nghĩa bóng: đời gần tới ngày bị tiêu diệt.
    xin xem số 34. - Vàmxin xem số 86.
    Cao lãnh: tên quận trước 1975, tức tỉnh lỵ Kiến Phong, nay là tỉnh Đồng Tháp. 

    --- oOo ---

    104
    .-"Tới đây ca hát ban đêm - Ai có thù hềm chưởi mắng cũng cam - Cho tiền cho bạc chẳng ham - Quyết lòng dạy dỗ dương-trần mà thôi".

    Luận giải(dòng 29 tới 32, trang 37)

    Tới Cao Lãnh lúc về đêm Ngài dùng lời ca tiếng hát để giảng Đạo. Mặc tình ai giận ghét, chưởi mắng Ngài vẫn vui cười, dầu có ai cho tiền bạc cũng không làm Ngài thay đổi quyết tâm dẫn dắt thế nhân làm hiền, lánh dữ, đi vào Phật đạo.

    Nghĩa chữ khó:

    Hát - Caxin xem số 43. - Thù hềmxin xem số 77
    Cũng camcũng đành lòng, cũng phải vui lòng chịu. 
    Dạy dỗchỉ bảo với lời dịu ngọt, êm ái.

    --- oOo ---

    105.-"Nghe rồi thì cũng phủi rồi - Nào ai có biết đây là người chi - Trở về Phong-Mỹ một khi - Thuyền đi một mạch tới thì Rạch-Chanh".

    Luận giải(dòng 33 tới 36, trang 37) 

    Dứt lời giảng thì người nghe cũng quên luôn, không ai còn để ý tới mà cũng chẳng cần tìm hiểu xem Ngài là ai ? Buồn lòng, Ngài quay thuyền về Phong Mỹ và thẳng đường tới Rạch Chanh.

    Nghĩa chữ khó:

    Nghe rồi thì cũng phủi rồi: nghe rồi bỏ, không để ý tới. 
    Phong Mỹtên một xã ở Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. 
    Đi một mạchđi thẳng, không ngừng nghỉ. 
    Rạch Chanhcon rạch gần xã Trà Yến, Kiến Vàng, Quận Thủ Thừa, tỉnh Long An.
    106.-"Ghe chèo khúc quẹo khúc quanh - Ở đây có một người lành mà thôi - Nhắc ra tâm trí bồi-hồi - Khó đứng không ngồi thương-xót bá-gia".

    Luận giải(dòng 1 tới 4, trang 38) 

    Ngài chèo ghe đi khi quanh lúc quẹo, hai bờ sông dân chúng tuy đông nhưng xem ra chỉ có một người hiền, nhắc lại lòng Ngài vẫn không yên, thêm buồn vì thương người đời sao quá tối tăm.

    Nghĩa chữ khó:

    Tâm trílòng dạ và đầu óc, tức tình cảm cùng sự suy nghĩ của con người. 
    Bồi hồilòng rối rắm không yên.

    --- oOo ---

    107.-"Kiến-Vàng làng nọ chẳng xa - Kíp mau tới đó vậy mà thử coi - Xứ này nhà cửa ít-oi - Mà trong dân sự nhiều người chơn tu - Thấy người đói rách xin xu - Ra tay cứu vớt đui mù chẳng chê".

    Luận giải(dòng 5 tới 10, trang 38)

    Làng Kiến Vàng cách không xa, Ngài đi mau tới đó, nơi đây tuy ít nhà nhưng có nhiều bực chơn tu, không khi dể người nghèo đói, đui mù, còn vui vẻ giúp đỡ.

    Nghĩa chữ khó:

    Kiến Vàng: tên một xã ở Quận Thủ Thừa, tỉnh Long An.
    Kíp maumau mau, gấp, lẹ lẹ lên.
    Chơn tu: tu hành giữ giới, thật lòng sửa mình theo đạo. 

    --- oOo ---

    108.-"Khỏi đây đến chỗ bộn-bề - Rõ-ràng Bến-Lức đã kề bên ghe - Giả NGƯỜI TÀN TẬT đón xe - Rồi lại nói vè ròng việc Thiên-cơ".

    Luận giải(dòng 11 tới 14, trang 38)

    Ghe tới một nơi có nhiều nhà nhưng cất không trật tự, rõ ra là chợ Bến Lức. Ngài mới giả tàn tật, đón xe xin đi nhờ, trên xe Ngài nói toàn những chuyện Thiên cơ.

    Nghĩa chữ khó:

    Nhà cửa bộn bềnhà nhiều mà cất lộn xộn. 
    Kề bêngần, sát một bên. 
    Bến Lức: tên một Quận thuộc tỉnh Long An, nằm trên Quốc lộ 1, đường lục tỉnh về Sài Gòn.
    xin xem lời giải số 34Ngài dùng vè dạy đạo.
    Ròng việc Thiên cơkhông nói gì khác ngoài chuyện sắp xếp của Trời.
    --- oOo ---

    109.-"Hết vè rồi lại nói thơ - Làm cho bá-tánh ngẩn-ngơ trong lòng -Thơ vè ĐIÊN đã nói xong - Đi luôn Ba-Cụm kẻo lòng ước mơ".

    Luận giải(dòng 15 tới 18, trang 38)

    Ngài hết nói vè rồi tới nói thơ, dân chúng nghe rất mê, rất thích. Nói thơ vè xong, đi luôn Ba Cụm, nơi mà từ lâuNgài rất muốn tới.

    Nghĩa chữ khó:

    Thơbài văn nhiều câu có vần có điệu và đúng luật.
    Nói thơgiọng nói thơ khi cao lúc thấp …
    Bá tánhtrăm họ, chỉ chung người trong nước. 
    Ngẩn ngơxin xem số 92.
    Ba Cụmmột vùng đất khi xưa có ba chòm cây đa già, thuộc Quận Thủ Thừa, tỉnh Long An.

    --- oOo ---

    110.-"Tới đây dẹp hết vè thơ - Giả NGƯỜI BÁN MẮM quá khờ quá quê - Chợ nầy thiên-hạ bộn bề - Kẻ nhún người trề chê mắm chẳng ngon".

    Luận giải(dòng 19 tới 22, trang 38)

    Tới Ba Cụm Ngài không nói thơ vè nữa mà giả Người Bán Mắm vừa quê, vừa khờ. Chợ này đông người mua bán, họ xúm nhau lại coi rồi nhún vai, trề môi chê mắm không ngon.

    Nghĩa chữ khó:

    Khờngờ nghệch, kém trí khôn, suy nghĩ chậm chạp. 
    Quêở xa thành thị; người thật thà ít hiểu biết. 
    Bộn bềcâu này, theo nghĩa ở đây chỉ đông người.
    Nhún trề: nhún vai trề môi, là tỏ ý khi dể, chê.

    --- oOo ---

    111.-"Bạn hàng tiếng nói quá dòn: - Giá này chẳng bán còn chờ chuyện chi? -Bưng thời kẻ níu người trì:- Ở đây không bán chị thì đi đâu?".

    Luận giải(dòng 23 tới 26, trang 38)

    Mấy người sống nghề mua bán miệng lưỡi quá lanh: "Giá này mà không chịu bán còn chờ cái gì ?". Nhưng khiNgài bưng mắm đi thì kẻ níu người kéo: "Ở đây không chịu bán, vậy chớ Chị bưng đi đâu ?".

    Nghĩa chữ khó:

    Bạn hàngngười sống với nghề mua vô bán ra kiếm lời.
    Tiếng nói quá dònnói quá lanh, khi dịu khi gay gắt. 
    Bưnghai tay mang vật gì ngang từ bụng tới chơn mày. 
    Níunắm và kéo về phía mình.
    Trìgiằng lại, lôi lại, giựt mạnh về phía mình. 

    --- oOo ---

    112.-"Dứt lời rồi lại câu-mâu - Mắng: Con đĩ chó khéo hầu làm khôn!- Muốn làm cho có người đồn - Biến mất xác hồn cho chúng chỉn ghê".

    Luận giải(dòng 27 tới 30, trang 38)

    Dứt lời, liền mắng chửi nặng lời: "Con đĩ chó đó đừng có hòng làm tài khôn ". Muốn người đời hoảng sợ rồi đồn đãi rộng ra, Ngài biến mất trước mắt mọi người.

    Nghĩa chữ khó:

    Câu mâulời nói chọc tức để gây sự (lưỡi câu và mũi mâu đều có móc). 
    Mắngdùng lời nói nặng với người nào.
    Con đĩ chótiếng mắng thật nặng đối với phụ nữ.
    Hầuhòng, mong muốn làm chuyện gì.
    Hầu (hòng) làm khôn, có nghĩa muốn làm khôn.
    Đồn đãinói cho nhiều người nghe về một chuyện gì. 

    Phụ giải:

    Hoảng sợsợ tới không còn giữ được bình thường.

    --- oOo ---

    113.-"Nói ra thêm thảm thêm thê - Ông-Lãnh dựa kề giả BÁN TRẦU CAU - Bạn hàng xúm lại lao-xao: - Ông bán giá nào nói thử nghe coi?"

    Luận giải(dòng 31 tới 34, trang 38)
    Nói ra thêm buồn, Ngài tới chợ Ông Lãnh gần đó, giả Ông Lão Bán Trầu Cau. Bạn hàng xúm lại hỏi lăng xăng: "Trầu cau Ông bán giá bao nhiêu, nói thử nghe coi ?"

    Nghĩa chữ khó:

    Dựa kềkế bên, gần sát một bên.
    Ông Lãnhchợ trên bờ sông Chợ Lớn – Sài gòn, gần chợ Bến Thành, tức chợ Sài gòn.
    Trầutrầu là loại dây leo, lá to bằng bàn tay mùi vị cay cay nồng nồng. 
    Xúm lạixin xem số 85. - Cauxin xem số 91.
    Bạn hàngxin xem số 111- Lao xaoxin xem 100

    --- oOo ---

    114.-"Trầu thời kẻ móc người moi - Còn cau bẻ giấu thấy lòi tánh tham - Thấy già bán rẻ nó ham - Bị thêm quê dốt nó làm thẳng-tay - Ghe người biến mất bằng nay - Cho chúng biết tài của kẻ Thần Tiên".

    Luận giải(dòng 35-36, trang 38 - dòng 1-4, trang 39)

    Trầu thì bị bươi, bị xốc, lôi từ lớp dưới lên trên lựa lá lớn, có người tham lén bẻ mấy trái cau giấu, còn bạn hàng thấy bán rẻ thì ham, hơn nữa, mấy khi gặp Ông Già vừa quê vừa dốt nên họ thẳng tay chụp giựt, không chút lòng thương. Ngài liền biến mất cho mọi người hoảng sợ biết là gặp phải Thần Tiên.

    Nghĩa chữ khó:

    Kẻ móc người moilôi từ dưới lên, bươi xốc lựa lá lớn. 
    Tánh thammuốn có mà khỏi trả tiền, hoặc trả ít tiền. 
    Làm thẳng taylàm mà lòng không chút xót thương.

    --- oOo ---

    115.-"Bến-Thành đến đó đậu liền - Gặp hai thằng lính tra liền thuế thân - TỚ THẦY nói chuyện cân phân: Mới lỡ một lần xin cậu thứ- tha - Hai người tôi ở phương xa - Bởi chưng khổ não mới là nổi trôi".

    Luận giải(dòng 5 tới 10, trang 39)

    Ghe tới chợ Bến Thành, mới vừa đậu liền bị hai người lính đến xét hỏi giấy thuế thân. Rất tự nhiên, Các Vị nói: "Chúng tôi người ở phương xa, vì nghèo khổ nên trôi nổi tới đây, mới lỡ lần thứ nhứt, chưa có tiền đóng thuế, xin hai cậu tha ".
    Nghĩa chữ khó:

    Bến Thànhchợ Sài Gòn.
    Traxét hỏi gắt gao. Thời thực dân Pháp cai trị, đàn ông và trai tráng từ 18 đến 60 tuổi, bắt buộc phải đóng thuế thân, tức thuế con người. Mỗi năm, người dân không có ruộng đất, phải đóng 4 đồng; 5 hay 6 đồng cho người có ruộng đất. Thời giá lúc bấy giờ một giạ lúa (40 lít hay 20 kilô, giá 25 xu, một đồng mua được 4 giạ lúa). Không đóng thuế thân là bị phạt tù. 
    Cân phânngang nhau, không hơn thua. Nghĩa ở đây là không có vẻ lo sợ, trình bày rất tự nhiên.
    Khổ nãobuồn rầu, trí óc suy nghĩ lo lắng, không yên.
    Nổi trôisống lang thang nay đây mai đó, không có nơi ở nhứt định, như cánh bèo trôi nổi trên mặt nước. 
    Lỡ một lầnmới một lần thứ nhứt không tiền đóng thuế thân, xin tha thứ. 

    --- oOo ---

    116.-"Lính nghe vừa dứt tiếng rồi - Khoát nạt một hồi rồi lại bắt giam - Thấy đời trong dạ hết ham - Ghe người biến mất coi làm chi đây".

    Luận giải(dòng 11 tới 14, trang 39)

    Các Vị vừa nói dứt, lính ra oai la hét một hồi rồi bắt giam. Thấy tình đời lòng thêm buồn chán, các Vị biến mất thử coi lính mấy người làm được cái gì ?

    Nghĩa chữ khó:

    Khoát nạttay quơ miệng la rầy lớn tiếng.
    Bắt giambắt giữ, nhốt lại, cách giữ người có tội.

    --- oOo ---

    117.-"Tức thời ĐIÊN giả làm thầy - Đi coi đi bói khắp trong phố phường - Có người tu niệm đáng thương - ĐIÊN mới chỉ đường Tịnh-Độ vãng sanh".

    Luận giải(dòng 15 tới 18, trang 39)

    Bấy giờ Ngài giả thầy tướng số, đi cùng khắp phố phường, coi tay coi tướng, bói đoán số mạng; thấy ai có lòng thành tu niệm, Ngài chỉ cách tu Tịnh Độ để được sanh về cõi an vui.

    Nghĩa chữ khó:

    Coi bóinhìn dấu hiệu nào đó để đoán số mạng.
    Phố - Phố phườngxin xem số 93.
    Tu Tịnh Độtu theo pháp môn niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà. 
    Vãng sanhcầu nguyện sau khi chết được sanh về cõi Tịnh Độ, nơi trong sạch, yên vui. 

    Phụ giải:

    Pháp môncách dạy tu học. Các lý lẽ mà đức Phật dạy, chư đệ tử của Phật lấy đó làm phép tắc, gọi là pháp, do pháp đó mà tu học và thành Đạo, gọi là môn.
    118.-"Dạo cùng khắp cả Sài-Thành - Khi ca khi lý nói rành Thiên-cơ - Bá-gia bá-tánh làm ngơ -Tưởng như những kẻ nói thơ kiếm tiền".

    Luận giải(dòng 19 tới 22, trang 39)

    Ngài đi cùng khắp Saigon, dùng lời ca điệu lý báo cho người đời biết những thương đau, buồn khổ sắp xảy ra, nhưng nghe qua ai nấy cũng làm ngơ, họ tưởng Ngài như những kẻ đi nói thơ kiếm tiền.

    Nghĩa chữ khó:

    : một lối hát có giọng điệu nghe vui và nhanh.
    Nói rànhnói thông suốt, thành thạo. 
    Nói thơ hay đọc thơ, ngâm thơxin xem số 109.
    Làm ngơlàm như không nghe, không biết, không thấy. 

    --- oOo ---

    119.-"Văn-minh trọng bạc trọng tiền – Khôn- ngoan độc-ác làm phiền người xưa - Mặc ai ghét ghét ưa ưa - Chẳng dám nói bừa cho bá- tánh nghe".

    Luận giải: (dòng 23 tới 26, trang 39) 

    Người đời văn minh ngày nay phần đông coi trọng bạc tiền và khôn lanh một cách không ngay thật, họ làm nhiều việc gian ác khiến đau lòng các vị Bồ Tát, nên mặc ai ưa hay ghét, sự thật thế nào Ngài nói thẳng ra, không thêm bớt, cũng không nói đại nói càn lừa gạt một ai.

    Nghĩa chữ khó:

    Văn minhnghĩa rộng chỉ chung những hay, đẹp về cách ăn ở, cách nói chuyện cũng như xử sự lễ phép. Nhưng nghĩa văn minh ở đây là chê những kẻ không biết suy nghĩ, chạy theo cách sống mới mà quên đạo lý, coi trọng cái vỏ bên ngoài, xem tiền bạc trên tất cả, và cũng vì ham mê tiền bạc mà dùng cái khôn nhưng thiếu ngoan, làm việc độc ác. 
    Khônngười hiểu biết, xét đoán nhanh và đúng sự việc. 
    Ngoantốt nết, chịu khó học hỏi, nghe lời khuyên phải. 
    Người xưacác vị Bồ tát, tức những bực đã thành đạo, còn chịu khổ vào đời cứu dân. 
    Nói bừanói đại, nói càn, nói không suy nghĩ.

    --- oOo ---

    120.-"Phiền-ba ngựa ngựa xe xe - ĐIÊN giả người què Gia-Định thẳng xông - Què nầy đường xá lảu-thông - Khắp trong thiềng thị rồi thì nhà quê".

    Luận giải(dòng 27 tới 30, trang 39)

    Giữa nơi đông người, nhiều xe nhiều ngựa, Ngài giả què chơn, đi thẳng về Gia Định, đường lối khắp nơi, từ trong thành phố ra tới nhà quê, chốn nào Ngài cũng biết một cách rõ ràng.

    Nghĩa chữ khó:

    Phiền ba - Phiền hoa - Phồn hoanơi đông đảo, ồn ào nhiều xe nhiều ngựa; chỉ chốn thị thành. 
    Thiềng thị hay Thành thị, chỉ nơi nhiều nhà cửa, đông người tới lui mua bán. Xin xem số10.
    Lảu thôngxin xem số 85.
    Quècó tật ở chơn, hay hư một chơn.

    --- oOo ---

    121.-"Kêu cơm bá tánh nghe ghê - Thêm nói bộn-bề những việc về sau - Dương-trần bàn tán thấp cao - Chẳng biết người nào rõ việc tiên-tri - Giả-từ Gia-Định một khi - Thuyền-loan trực chỉ đến thì Cần-Thơ".
    Luận giải(dòng 31 tới 36, trang 39)

    Tiếng kêu xin cơm xen những lời báo trước về đau khổ, chết chóc mà người đời sắp phải chịu, ai nghe cũng rợn người. Dân chúng xúm nhau bàn tán: "Ông này là ai mà biết việc tiên tri ?". Sau đó, Ngài rời Gia Định chèo thuyền đi thẳng Cần Thơ.

    Nghĩa chữ khó:

    Kêu cơmngâm nga những câu xin ăn nghe thật buồn. 
    Ghê: sự rung động rợn người; nghe lạnh xương sống. 
    Bộn bềnhiều và lộn xộn. Chỉ nhiều việc về sau. 
    Bàn tánvài ngưới nói với nhau về một sự việc nào đó rồi tìm lý lẽ làm sáng tỏ ý nghĩa. 
    Thấp caothấp hay cao, giỏi hay dở; câu này có nghĩa: nhiều người nhiều ý, mỗi người có một lý riêng, không ai giống ai, bàn cãi lăng xăng. 
    Tiên tribiết trước, đoán được việc sẽ tới. 
    Thuyền loancó ba cách giải thích:
    - bườm ngày xưa giống cánh chim loan dễ bọc gió, gió hướng nào thuyền cũng chạy được.
    - thuyền ngày xưa của các bực quyền thế thường vẽ hình chim loan trước mũi thuyền.
    - cũng gọi thuyền lan, thời Xuân Thu, người nước Lỗ đóng thuyền hình dáng giống chiếc lá lan. 
    Trực chỉđi thẳng không nghỉ, không quanh quẹo.

    --- oOo ---

    122.-"Tới đây giả KẺ QUÁ KHỜ - Vợ điên chồng lại đứng hờ một bên - Phố-phường xóm dưới đầu trên - Cùng người đi chợ xúm nhau reo cười".

    Luận giải(dòng 1 tới 4, trang 40)
    Tới chợ Cần Thơ giả ra hai Vợ Chồng, Ông Chồng ngây ngô khờ khạo đứng bên Bà Vợ vẻ điên điên. Người đầu trên xóm dưới xúm lại xem và reo cười.

    Nghĩa chữ khó:

    Quá khờngây ngô, kém trí khôn.
    Đứng hờ một bênđứng sẵn một bên chờ giúp Bà VợHờphòng khi cần đến, để sẵn khi cần thì có.
    Reo cườicười to tiếng và kéo dài giọng ra.

    --- oOo ---

    123.-"Thị-thiềng hiền-đức được mười - Phần nhiều xúm lại chê cười người điên - Vợ thì * (thời) ca hát huyên-thiên - Chồng chẳng có tiền lại quán xin cơm". - * Ấn bản 1988 in thời.

    Luận giải(dòng 5 tới 8, trang 40)

    Bà Vợ ca hát không dứt tiếng còn Ông Chồng không tiền, lại quán xin cơm ăn. Thành phố Cần Thơ này người tu hành, sống ngay thẳng, hiền đức, đếm chưa quá mười đầu ngón tay, còn phần đông, thấy người điên thì xúm lại chọc ghẹo chê cười.

    Nghĩa chữ khó:

    Hiền đứchiền lành, ngay thật, thương giúp đỡ người, thương sanh vật. 
    Huyên thiênnhiều, bộn bàng; nhiều lời nói.

    --- oOo ---

    124.-"Bá-gia coi thể rác-rơm - Ai cũng sẵn hờm đặng có ghẹo chơi - Điên mà ca hát việc đời - Với việc hiện thời khổ não Âu-Châu".

    Luận giải(dòng 9 tới 12, trang 40)

    Phần đông người thấy hai Ông Bà như vậy thì khi dể, coi như rơm rác, chờ có dịp là chọc ghẹo cười chơi. Ít ai để ý tại sao Người Khờ Dại, Điên Khùng mà lời ca tiếng hát đều nói về chiến tranh gây bao nhiêu cảnh đau khổ, chết chóc ở Âu Châu.

    Nghĩa chữ khó:

    Rác - Rơmxin xem số 37 - Khổ nãoxin xem số 115.
    Sẵn hờm: ở bên cạnh chờ dịp xen vô chọc ghẹo. 
    Ghẹochọc bằng lời nói hay bộ điệu để cười chơi. 

    --- oOo ---

    125.-"Chạy cùng chẳng sót đâu đâu - Lòng quá thảm-sầu lìa lại Vĩnh-Long - Chợ quê giảng dạy đã xong - Thuyền loan trực chỉ đến rày Bến-Tre".

    Luận giải(dòng 13 tới 16, trang 40)

    Ở Cần Thơ Ngài đi khắp nơi không sót chỗ nào, tới đâu cũng khuyên nhắc dân chúng tu hành, nhưng thấy cảnh tình càng thêm buồn lòng mới dời qua tỉnh Vĩnh Long, nơi đâyNgười giảng dạy từ chợ đến quê, xong rồi chèo thuyền đi thẳng Bến Tre.

    Nghĩa chữ khó:

    Thuyền loan Trục chỉxin xem số 121.
    Rày: lúc này, bây giờ, mới đây.

    --- oOo ---

    126.-"Chợ này đậu tại nhà-bè - Giả CHỊ BÁN CHÈ dạo khắp các nơi - Giọng rao rặt tiếng kim thời - Rước rước mời mời anh chị mua ăn".

    Luận giải(dòng 17 tới 20, trang 40) 

    Tới Bến Tre, ghe đậu tại nhà bè, giả Chị Bán Chè gánh đi khắp nơi rao mời: "Anh chị ăn chè"! Giọng rao chẳng chút quê mùa, như tiếng người ở thành thị nhiều năm.

    Nghĩa chữ khó:

    Nhà bènhà cất trên những bó tre hay các thùng xăng, thùng dầu kết liền trên mặt nước. 
    Giọngmức độ cao thấp, mạnh yếu của tiếng nói. 
    Raonói lớn cho mọi người biết món hàng mình bán.
    Rặtthuần một thứ không pha trộn.
    Kim thờithời buổi bây giờ, lối sống mới; tiếng nói không có chút nào quê mùa. 

    --- oOo ---

    127-"Trẻ già qua lại lăng xăng - Nói nói rằng rằng những việc bướm ong - Gánh chè bán hết vừa xong - ĐIÊN cũng nói ròng chuyện khổ về sau".

    Luận giải(dòng 21 tới 24, trang 40) 

    Trong khi đám người vừa trẻ lẫn già, qua lại lăng xăng, cười cười nói nói những lời lẽ không đứng đắn thì Chị Bán Chè cũng vừa bán hết gánh chè, Chị liền nói về những nỗi đau khổ, máu đổ, chết chóc mà người đời sẽ phải chịu vào những ngày tháng sắp tới.

    Nghĩa chữ khó:

    Lăng xănglúc nào cũng bận rộn ngồi đứng không yên. 
    Việc bướm ongcon bướm, con ong chuyên hút mật ở nhụy hoa. Nghĩa bóng chỉ hạng đàn ông, con trai có hành động không đứng đắn với phụ nữ.

    --- oOo ---

    128.-"Nói rồi chơn bước mau mau - Lìa xa thiềng-thị đến thì thôn quê - Đi đâu cũng bị nhún trề - Kẻ lại chưởi thề nói: Lũ bá vơ".

    Luận giải(dòng 25 tới 28, trang 40)

    Dứt những lời báo trước về thời cuộc, Ngài mau chơn rời xa thành thị đi thẳng hướng đồng quê, tới đâu cũng bị người nhún kẻ trề, hoặc chưởi thề hay mắng nhiếc: "Dân trôi sông lạc chợ, thứ không cửa không nhà"!

    Nghĩa chữ khó:

    Nhún trềxin xem số 36.
    Chửi thềnói lời không lịch sự. 
    Lũ bá vơcác người không nhà, không bà con họ hàng. 

    --- oOo ---

    129.-"Thấy đời tai lấp mắt ngơ - Lúc ở trên bờ khi lại đi ghe - Dạo cùng khắp tỉnh Bến-Tre - Đủ bực thơ vè lìa lại Trà-Vinh".

    Luận giải(dòng 29 tới 32, trang 40)

    Biết phần đông dân chúng không thích nghe giảng dạy về đạo lý, nên khi ngồi thuyền hay lúc đi bộ giả như dạo chơi trong tỉnh Bến Tre, thay vì dùng lời lẽ khô khan dạy Đạo, Ngàihết ngâm thơ rồi tới nói vè, tất cả đều có ý nghĩa nhắc nhở việc tu hành, khuyên nên làm điều lành, tránh việc dữ. Sau đó Ngài đi thẳng Trà Vinh.

    Nghĩa chữ khó:

    Tai lấp mắt ngơkhông muốn nghe, chẳng muốn nhìn.
    Đủ bựcđủ loại, đủ giọng.

    --- oOo ---

    130.-"Tới đây bày đặt hát kình - Đua nhau bán thuốc mặc tình mua không - Nói ra những chuyện bông lông - Trách trong lê thứ không lòng từ-bi".

    Luận giải: (dòng 33 tới 36, trang 40)

    Tới Trà Vinh, Ngài bày ra hát đua và bán thuốc, có ai mua hay không, không cần. Ngài nói hết việc này bắt qua chuyện nọ, cốt ý báo trước những tai họa sắp xảy ra, rồi khuyên người đời nên tha thứ, thương yêu nhau, làm lành tránh dữ và rán lo tu. Ngài nói đã cạn lời, nhưng ít thấy ai chịu mở lòng thương ra giúp đỡ kẻ đói nghèo.

    Nghĩa chữ khó:
    Hát kình: hát thi, hát đua với nhau. Hát đối đáp với nhau, ai không đối được là thua.
    Nói bông lông: nói khơi khơi không chỉ rõ ai, không nói rõ một việc gì.
    Lê thứ: xin xem số 4.
    Từ bi: nghĩa ở đây là tha thứ, thương, giúp đỡ người.


    --- oOo ---

    131.-"Gặp người đói khó khinh khi - Điền viên sự sản ai thì làm cho".

    Luận giải(dòng 1 và 2, trang 41) 

    Ngài khuyên những ai giàu tiền của đừng khinh khi kẻ nghèo khổ, nhờ công sức của lớp người nghèo khó này mới có được sản nghiệp ngày nay, nếu đối xử tệ bạc thì không còn ai chịu ra sức giúp việc cho để vừa gìn giữ được sự sản mà còn tiếp tục làm giàu thêm.

    Nghĩa chữ khó:
    Điềnchỉ chung ruộng đất trồng lúa, khoai, bắp, đậu...
    Viên: vườn, chỉ đất trồng cây ăn trái.
    Sự sản - Sản nghiệpgồm động sản và bất động sản. 

    Phụ giải:

    Động sản: của mang đi được, như vàng, tiền ...
    Bất động sảncủa không đem đi được: đất, vườn, nhà... 

    --- oOo ---

    132.-"Dạy rồi thuyền lại Mỹ-Tho - Khuyên trong trần hạ rán lo tu trì - Xưa nay không có mấy khi - Dương-trần có Phật vậy thì xuống đây".

    Luận giải(dòng 3 tới 6, trang 41)

    Ngài dạy xong liền chèo thuyền đi Mỹ Tho, nơi đây Người báo cho dân chúng hay một chuyện xưa nay ít có, đó là Phật đang xuống thế gian dạy Đạo cứu đời; rồi Người khuyên mọi người nhân cơ hội này rán sửa tánh, răn lòng, sớm tối lo tu.

    --- oOo ---

    133.-"Chợ quê giáp hết thuyền quay - Đi trở lộn về Ông Chưởng giảng dân - Quản chi nắng Sở mưa Tần - Chèo xuôi chèo ngược mấy lần không thôi".

    Luận giải(dòng 7 tới 10, trang 41)

    Ở Mỹ Tho, các chợ từ ở quê tới tỉnh, nơi nào Ngài cũng tới, đi giáp vòng rồi mới quay về Ông Chưởng tiếp tục dạy Đạo cho dân. Ngài đi không kể gì nắng mưa cực khổ, chèo thuyền ngược xuôi mấy lượt quanh cù lao này rồi mà vẫn chưa thôi.

    Nghĩa chữ khó:
    Ông Chưởngtên một cù lao lớnXin xem số 135
    Cù laovùng đất nổi lên giữa sông, trên có nhà người ở. 
    Nắng Sở mưa Tầnnắng trên nước Sở, mưa ở đất Tần. Sở là một nước nhỏ, nay thuộc tỉnh Hồ Bắc (Tàu) bị nước Tần, thuộc tỉnh Cam Túc (Tàu) chiếm. Bấy giờ là thời Đông Châu liệt quốc, khắp nước Tàu dân chúng khổ sở vì giặc cuớp liên miên. Nghĩa bóng câu này muốn nói Ngài vì thương thế nhân, không nài cực khổ, đi khắp nơi giảng đạo, dầu phải đi dưới nắng nóng, không khác cái nắng nóng như lửa đốt ở nước Sở thời giặc giả ngày xưa, hay dầm mình dưới mưa lạnh, giống những cơn mưa lạnh tê người ở nước Tần thời chiến tranh thiếu áo lúc trước. 

    --- oOo ---

    134.-"Thảm thương bá tánh lắm ôi ! - Bồng-Lai Tiên cảnh rao rồi một khi - Nếu ai rảnh việc thì đi - Còn mắc nợ thì ở lại dương gian".

    Luận giải(dòng 11 tới 14, trang 41) 

    Thấy chúng sanh ngụp lặn trong biển khổ mà quá đau lòng, Ngài mới khuyên khéo người đời sớm thức tỉnh, rán lo tu, đó là lời rao mời những ai không vướng bận việc đời nên đi Bồng Lai Tiên cảnh với Ngài, còn người nào chưa dứt được thì ở lại. Hiểu nghĩa bóng: người tu lòng không vướng bận chuyện lợi danh, không hận thù, giận ghét, không để tình cảm trói buộc thì cuộc sống đó thật an vui, thong thả khác nào ở cảnh Tiên ? Ngược lại, ai chưa dứt được lợi danh, lòng còn nhiều ham muốn, là còn thiếu nợ đời. 

    Nghĩa chữ khó:
    Mắc nợvay mượn tiền bạc, lúa gạo của người thì phải ở lại lo trả. Mắc nợ ở đây là còn vướng bận danh lợi, tiền của, tình cảm gia đình.
    Bồng Laixin xem số 44.
    Rảnhkhông vướng bận chuyện gì hết, rất thong thả. 

    --- oOo ---

    135.-"Có người xưng hiệu ông Quan - Tên thiệt Vân-Trường ở dưới dinh Ông".

    Luận giải(dòng 15 và 16, trang 41)

    Có người nhà ở phía dưới dinh Ông tự xưng là Quan Vân Trường.

    Nghĩa chữ khó:

    Quan Vân Trường tên Quan Côngvị tướng giỏi thời Tam quốc (Tàu) trung nghĩa, trắng đen phân biệt rõ ràng, không giết kẻ yếu thế, được người Tàu thờ, kính. 
    Dinh Ông tức nơi thờ Ông Chưởng: vị quan có công lớn thời nhà Nguyễn, tức Nguyễn Hữu Cảnh, người miền Nam quen gọi Nguyễn Hữu Kính, tước Lễ Thành Hầu, cháu 11 đời của Tế văn Hầu Nguyễn Trải, thân phụ Ngài là Nguyễn Hữu Dật. Năm 1692, Ngài vâng lịnh chúa Nguyễn Phúc Chu, đem binh đánh thắng Chiêm Thành. Mấy năm sau, Ngài chiêu mộ khoảng 40.000 dân ở các vùng Điện Bàn, Quảng Nghĩa, Qui Nhơn, Quảng Nam, vào khai hoang lập ấp miền Đồng Nai, lập hai huyện Phước Long và Tân Bình. Lớp người đó mang danh dân hai huyện,hoàn toàn người Việt, để phân biệt với người Minh Hương, con cháu của Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch, người Tàu thời nhà Minh, tỵ nạn Mãn Thanh, được chúa Nguyễn cho ở cùng vùng Đồng Nai. Sau đó, quân nước Miên qua phá rối các vùng giáp ranh với Việt Nam, Ngài đem binh dẹp, đuổi giặc chạy về tới Nam Vang, Miên chúa phải xin cầu hòa. Nguyễn Hữu Cảnh về đóng quân tại Cái Sao (Chợ Thủ). Đây là một cù lao lớn và giàu của Long Xuyên, thuộc quận Chợ Mới ngày nay. Lễ khao quân ngày Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch) tại chợ Thủ. Vì quá mệt mỏi thể xác, Ngài mửa máu ngay buổi tiệc và chết sau đó. Hiện nay, Long xuyên và Châu Đốc có bốn nơi thờ Ngài. Ngài được truy tặng "Hiệp trấn Công thần, Chưởng dinh Lễ Thành Hầu". Dân trong vùng quen gọi Ông Chưởng. (Tài liệu của Ông Hứa Hoành). 

    --- oOo ---

    136.-"Thấy đời cũng bắt động lòng - Ghé vào tệ xá thẳng xông lên nhà - Mình người tu niệm vậy mà - Nói chi lớn tiếng người mà khinh khi".

    Chú thích(dòng 17 tới 20, trang 41)

    Động lòng thương vì thấy người thiếu hiểu biết mới làm việc dối thế gạt đời như vậy, Ngàighé lại đi thẳng vô nhà người xưng "Ông Quan", khuyên: "Mình là người tu, biết niệm Phật, làm như vầy là không đúng, còn thêm nói chi to tiếng chi cho người đời khi dể ".

    Nghĩa chữ khó:

    Tệ xátiếng nhún nhường chỉ nhà mình nhỏ, nghèo. 

    --- oOo ---

    137.-"Người nhà cảm tạ một khi - Cúng năm cắc bạc tiền đi Non Bồng - Xuống thuyền xuôi nước thẳng xông - Ghé nhà chủ Phối xem lòng Đạo Ba".

    Luận giải: (dòng 21 tới 24, trang 41)
    Người nhà cám ơn lòng tốt của Ngài về mấy lời chỉ dẫn rồi cúng năm cắc bạc gọi là chút ít tiền xài trên đường đi giảng dạy Đạo. Ngài xuống thuyền đi thẳng tới nhà ông chủ Phối, ghé lại xem thử lòng dạ ông Đạo Ba.

    Nghĩa chữ khó:

    Cảm tạcám ơn trong sự xúc động vì lòng tốt của người đã chỉ dạy, hoặc giúp mình không kể khó, nguy hiểm. 
    Cúng năm cắc bạclòng thành cho năm cắc. Năm cắc lúc bấy giờ mua được 40 kilô lúa hay 2 mét vải khá tốt. 2 lần 5 cắc là 1 đồng bạc.
    Chủ Phốichức Hương chủ, tên Phối, một trong 12 viên chức cai trị làng lúc bấy giờ *. 
    Đạo Baông đạo tên, hay thứ Ba. Ông Đạo, chỉ người tu mà để tóc, có nơi thờ cúng riêng, khác với nhà sư.
    Non Bồnghay Núi Bồng Lai: xin xem số 44.

    Phụ giải:

    * Thời bấy giờ, mỗi làng (xã) ở miền Nam có 12 viên chức cai trị, gọi Ban Hội Tề: 1.- Hương Cả. 2.- Hương Chủ. 3.- Hương Sư. 4.- Hương Trưởng. 5.- Hương Chánh. 6.- Hương Giáo. 7.- Hương Quản. 8.- Hương Bộ hay Thủ Bộ. 9.- Hương Thân. 10.- Xã trưởng hay Thôn trưởng. 11.- Hương Hào. 12.- Chánh Lục Bộ. 

    --- oOo ---

    138.-"Ngồi chơi đạo lý bàn qua - Mấy bà có biết lúa mà bay không ? Có người đạo-lý hơi thông - Xin Ông bày tỏ cho tôi hiểu rày - ĐIÊN nghe liền mới tỏ bày: Lúa bay về núi dành rày ngày sau".

    Luận giải(dòng 25 tới 30, trang 41)
    Ngồi chơi, sau khi bàn đạo lý, Ngài hỏi: "Mấy bà có biết chuyện lúa bay không? Có người biết hơi rành về đạo lý, muốn học hỏi thêm, xin được nghe lời chỉ dạy. Ngài nói lúa đó bay về núi để dành sau này có chỗ dùng. Đức Thầy kể chuyện này phải chăng ý Ngài ngầm nói những kẻ giàu mà ác thì lúa trong kho của họ cũng sẽ mất như lương của Lý Mật thuở xưa, để dành sau này các tổ chức yêu nước dùng? (Lúc bấy giờ có tin đồn lúa trong nhà chứa của đồn điền Cờ Đỏ của tây Ma-Ranh (Mézin) vùng Cái sắn, Rạch Giá, tức Kiên Giang ngày nay, mất gần 10 ngàn giạ ?1 giạ = 20 ki lô). Các cửa sông rạch thuộc đồn điền này đều cắm lá cờ đỏ làm hiệu để chận xét - sợ tá điền đem lúa đi bán lén.

    Nghĩa chữ khó:

    Đạo lý bàn quanói với nhau có suy nghĩ về lý lẽ Đạo.
    Lúa baytheo truyện Tàu, đời nhà Tùy (581- 621) chỉ 4 đời vua, vua chót là Tùy Dương Đế, độc ác, giết anh, giết cha cướp ngôi (lúc này nhằm thời Hậu Lý Nam Đế, tức Lý Phật Tử ở Việt Nam). Thời Tùy Dương đế, giặc cướp khắp nơi, trong những tay ngang dọc có Lý Mật, cai quản một vùng, nhưng Lý Mật cũng làm nhiều việc ác, bị Trời phạt, chỉ một đêm, kho lương thực bị dơi tha đi hết. Về sau, Lý Thế Dân, vua nhà Đường (618-907) đi đánh giặc, thiếu lương, tình cờ gặp số lúa trong hóc núi. Ai cũng nghĩ đó là lương của Lý Mật mất năm xưa. 
    Đạo lýxin xem số 6.
    Hơi thônghiểu biết khá chớ chưa phải thật giỏi. 

    --- oOo ---

    139.-"Hỏi qua tu niệm âm hao - Không biết câu nào trái ý Đạo Ba - Buồn đời ĐIÊN mới bước ra - Tay gay chèo quế dạo thì khắp nơi - Đi hoài chẳng có nghỉ ngơi - Miệng cũng rao mời Tiên cảnh Bồng-Lai".

    Luận giải(dòng 31 tới 36 trang 41)

    Ngài hỏi về cách thức tu, không biết có câu nào vô tình trái ý ông Đạo Ba. Thấy tình đời lòng thêm buồn, Ngài từ giã rồi xuống thuyền chèo đi dạo khắp nơi. Ngài đi chẳng nghỉ ngơi, miệng không ngớt rao mời người đi Tiên cảnh Bồng Lai.

    Nghĩa chữ khó:

    Âm haovề tin tức. Nghĩa ở đây là Người hỏi ông Đạo Ba cách thức tu hành. 

    --- oOo ---

    140.-"Có người xuống bến bằng nay - Mách chơi ít tiếng người rày mạng vong - Nhà ngươi thiệt chẳng có lòng: Đòi đã hai lần sao chẳng chịu đi ?".

    Luận giải(dòng 1 tới 4, trang 42)

    Thấy một người đi xuống bến sông, Ngài cho biết là sắp chết tới nơi, khuyên mau về nhà suy nghĩ, nhớ lại coi, đã hai lần có tin báo chết sao không chịu lo tu ? .

    Nghĩa chữ khó:

    Xuống bếnngười ở vùng quê hay xuống bờ sông, bờ rạch, nơi có cây cầu vừa làm chỗ cột ghe xuồng vừa để giặt quần áo, tắm, rửa chén dĩa … gánh nước lên nhà xài, nơi đó gọi là bến. 
    Bằng naynhư hiện nay, trong lúc này. 
    Máchnói hoặc chỉ cho hay biết một điều gì.
    Mạng vongchết.
    Ràylúc này, bây giờ.
    141.-"Thương đời ta luống sầu-bi - Đò đi tới chốn ăn thì bao nhiêu ? - ĐIÊN rằng tôi chẳng ham nhiều - Bao nhiêu tự ý cho nhiều chẳng ham".

    Luận giải(dòng 5 tới 8, trang 42) 

    Đang buồn vì nghĩ tới cảnh khổ của người đời, bổng có người hỏi: "Đò đưa tới đó Ông lấy bao nhiêu tiền ?" Ngàinói: "Tôi không ham nhiều, cho bao nhiêu cũng được".

    Nghĩa chữ khó:

    Luống sầu bilòng lúc nào cũng buồn rầu.

    --- oOo ---

    142.-"ĐIÊN nầy bụng chẳng có tham - Ghe đã chở đầy chật nức (nứt) trong mui - GIÀ đây cũng chở cầu vui - Vậy chú hãy ngồi ngay chỗ sau đây".

    Luận giải(dòng 9 tới 12, trang 42) 

    Ngài nói ghe hôm nay chở đầy, việc đưa đò là làm cho vui chớ không phải ham tiền, bây giờ trong mui chật rồi, chú chịu khó ngồi phía sau đây vậy.

    Nghĩa chữ khó:

    Chật nứtđầy quá, chật quá, như mặc áo chật bó người, khi day trở áo đứt đường chỉ may hay vải nứt ra. 
    Muimui ghe là phần che nắng che mưa của chiếc ghe.
    [IMG]file:///C:\Users\HIEPHU~1\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\ 01\clip_image001.gif[/IMG]Edit Post[IMG]file:///C:\Users\HIEPHU~1\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\ 01\clip_image001.gif[/IMG]Reply[IMG]file:///C:\Users\HIEPHU~1\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\ 01\clip_image001.gif[/IMG]Reply With Quote[IMG]file:///C:\Users\HIEPHU~1\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\ 01\clip_image003.gif[/IMG]

    1. 04-18-2012, 02:03 AM#3 
    Huynhle
    [IMG]file:///C:\Users\HIEPHU~1\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\ 01\clip_image005.gif[/IMG]Member

    Join Date
    Jan 2012
    Posts
    41
    143.-"Thấy người lòng dạ tà-tây: - Thân tôi làm vầy ông chẳng cho vô ? - Trong mui đã mát lại khô - Tôi có đủ tiền mà trả cho ông - Trong mui dòm thấy trống không - Bước nhầu vào đó máu hồng trào ra - Cho người hung bạo biết TA -Thuyền NGƯỜI biến mất vậy mà còn chi ".

    Luận giải(dòng 13 tới 20, trang 42)

    Ngài đã nói dịu dàng là trong mui ghe chật rồi, vậy mà chú khách đó quen tánh ngang ngược, lớn tiếng cự: "Trong mui vừa mát lại khô, tôi như vầy sao Ông khi dể không chịu cho vô, tôi có tiền mà, ông muốn lấy bao nhiêu tôi cũng trả đủ ". Nói xong, vì thấy trong mui trống, không có người, mới bước đại vô liền bị mửa máu. Ngàibiến mất, cốt ý cho kẻ lòng dạ xấu, hung dữ hoảng sợ.

    Nghĩa chữ khó:

    Lòng dạ tà tâyngười lòng dạ gian xấu.
    Bước nhầubước đại vô không chờ người chủ mời. 
    Máu hồng trào ramửa ra máu. Máu từ miệng trào ra. 
    Hung bạohung dữ, ác độc. 
    Biến mấtmới đó rồi không ai thấy nữa.

    --- oOo ---

    144.-"Trở lên Chợ-Mới một khi - Chèo lên chèo xuống vậy thì cũng rao - Năm xưa đây có máu đào - Mà nay chưa có người nào chơn tu".

    Luận giải(dòng 21 tới 24, trang 42)

    Trở về Chợ Mới, Ngài chèo thuyền vô rồi chèo trở ra, miệng không ngớt khuyên người ở hai bên bờ sông rán lo tu, và nhắc lại: Năm xưa đổ máu ở đây * mà bây giờ cũng chưa có người nào thật lòng lo tu.

    *.- Năm 1932, cộng sản về xúi dân xã Long Điền, quận Chợ Mới, thuộc Long Xuyên ngày nay, đi biểu tình, bị quân Pháp vô đốt nhà và nhiều người vô tội bị bắn giết.

    --- oOo ---

    145.-"Nào ĐIÊN có muốn kiếm xu - Mà trong trần-hạ đui mù không hay - Hỏi ông người ở đâu rày - Trả lời rằng ở Non cày VUA NGHIÊU".

    Luận giải(dòng 25 tới 28, trang 42)

    Xuống trần đi dạy Đạo là muốn cứu dân chớ đâu phải kiếm tiền, sao người đời không suy nghĩ mà hiểu cho lòng dạ của Ngài. Nghe lời than, có người hỏi: " Lúc này Ông ở đâu ?"Ngài trả lời: "Ở Núi vua Nghiêu cày thuở trước".

    Nghĩa chữ khó:

    Nghiêumột triều vua thật xưa của Tàu (2357-2256 trước Tây lịch) do vua Nghiêu, họ Y Kỳ, tên Phong Huân lập ra, kinh đô ở Bình Dương (nay thuộc Sơn Tây - Tàu) là vị vua hiền, siêng lo việc nước, hết lòng chăm sóc thương yêu dân. Sau Ông nhường ngôi cho Ông Thuấn, một người hiền, không theo thói thường cha truyền con nối. 
    Ở đâu rày: lúc này, bây giờ ở đâu ? 
    Nonnúi lớn có nhiều đỉnh hay chỏm, gọi là non hay vồ. 
    Phụ giải:

    Kinh đônơi vua ở và bộ máy cai trị làm việc.

    --- oOo ---

    146.-"Tới đây trong dạ buồn hiu - Bỏ ghe ĐIÊN cũng đánh liều chưa thôi - Giả ra một KẺ HÀN NỒI - Khắp trong hàng xóm đi rồi sạch trơn".
    Luận giải(dòng 29 tới 32, trang 42

    Đi đâu lòng cũng buồn, càng buồn Ngài tiếp tục đi, hết chèo thuyền rồi lên bờ, Ngài giảThợ Hàn Nồi, mang đồ nghề đi khắp cùng các xóm.

    Nghĩa chữ khó:

    Đánh liềulàm một việc không đợi suy nghĩ kỹ và cũng không chắc kết quả tốt. 
    Hàn Nồithời bấy giờ hay xài nồi bằng kim khí (đồng và thau pha trộn) thường bị lủng lỗ hoặc bể, nên có một nghề vá lành chỗ nồi nứt hay bể.

    --- oOo ---

    147.-"Tới đâu cũng tỏ thiệt hơn - Nhà tôi vốn thiệt có đờn năm dây - Tôi còn mắc cái nợ này - Nên mới làm vầy cho giải quả-căn".

    Luận giải(dòng 33 tới 36, trang 42)

    Tới đâu cũng giảng đạo lý đầy đủ, rõ ràng, ngoài ra, Ngài còn cho biết hiện ở nhà có một cây đờn năm dây, nhưng vì duyên nghiệp, nên phải đi rao giảng Đạo, nhắc khuyên người đời sớm biết đường tu, được vậy mới giải xong món nợ của Ngài.

    Nghĩa chữ khó:

    Tỏ thiệt hơnnói ra rõ ràng có cân nhắc kỹ, có phân tách phải trái. 
    Đờn năm dâyloại đàn có năm dây. (ngày xưa âm nhạc có 5 giọng chánh và năm cung bực: Cung, Thương, Giốc, Chủy, Võ.?) Năm dây Người nói phải chăng ngầm chỉ Ngũ uẩn:
    - Sắc chỉ về thân xác, còn 4 thứ kia thuộc tinh thần như:
    - Thọ, vui, buồn, mừng, giận, ghét, thương, ham muốn.
    - Tưởng, tưởng tượng, nhớ nghĩ tới rồi mới hành,
    - Hành, việc làm khởi từ trong ý niệm thúc đẩy. 
    - Thứchiểu biết, phân biệt đúng sai.
    Năm thứ hoà hiệp, tụ tập lại làm lu mờ sự sáng suốt, là đầu mối đưa con người vào tội lỗi.
    Đờn 5 dây đây phải chăng còn chỉ Ngũ luân, hay Năm hằng: xin xem số 149.
    Giải là cởi mở, tháo ra; làm cho hết.
    Quả căn - Quả là kết quả trả lại từ cái nhơn lành hay nhơn ác (tức việc làm lành hay làm ác trước kia, từ kiếp trước). Căn là cội rễ, nguồn gốc. Quả căn là kết quả của việc làm từ trước, tùy theo việc lành hay việc dữ mà nhận lấy kết quả tốt hay xấu. 

    --- oOo ---

    148.-"Nhà tôi đâu phải khó-khăn - Đem theo trong xách bạc hằng tám mươi - Nhiều người nghe nói reo cười - Thân tôi lao-lý anh cười tôi chi ?".

    Luận giải(dòng 1 tới 4, trang 43)

    Ngài nói gia đình của Ngài không nghèo và còn cho biết trong xách tay này có gần tám mươi đồng bạc. Nhiều người nghe liền cười to lên. Ngài than: "Thân tôi đang khổ, mất tự do, các anh cười tôi làm chi". (Ngài có gần 80 đồng trong xách mà than "thân đang lao lý", phải chăng Ngài muốn nói: "có tiền, nhưng mất tự do cũng đâu có vui "?!)

    Nghĩa chữ khó:

    Khó khănở đây có nghĩa là nghèo, túng thiếu.
    Reo cườicười lớn lên vì "Tám mươi đồng thời bấy giờ là quá nhiều, một đồng mua 4 mét vải hay 80 kilô lúa".
    Laochuồng nuôi thú vật, nhà tù: ở trong.
    Lao lýbị tù, mất tự do. Chữ lao lý ở đây, phải chăng chỉ cảnh người Việt đang mất tự do vì bị Tây cai trị?.

    --- oOo ---

    149.-"Giả-từ Chợ-Mới một khi - Thuyền đi xuôi ngược đến thì Ba-Răng - Ít ai biết được đạo hằng - Ghé am thầy pháp nói rằng lỡ-chơn".

    Luận giải(dòng 5 tới 8, trang 43)

    Rời Chợ Mới, Ngài chèo thuyền đi, hết nước xuôi tới hồi nước ngược, mấy lần như vậy mới tới Ba Răng. Trên đường đi, Ngài ít thấy ai hiểu biết đạo lý ở đời, mới ghé vào am thầy pháp, nói rằng đi lỡ đường xin tạm nghỉ chơn.

    Nghĩa chữ khó:

    Đạo hằngcó 5 đạo lý, 5 phép tắc mà Đạo Nho gọi là Luân thường, thời bấy giờ xem là khuôn thước trong cuộc sống, trong cách xử thế:
    Luân thường  5 Luân hay Ngũ luân  5 Thường hay Ngũ Thường.
    - Ngũ luân5 điều:
    1.- Đạo vua tôi (Quân Thần)
    2.- Đạo Thầy trò (Sư Đệ)
    3.Cha con (Phụ Tử)
    4.- Chồng vợ (Phu Thê)
    5.- Anh em và bạn bè (Huynh Đệ – Bằng Hữu)
    Ngũ thường:
    1.- Nhơnlòng thương và tha thứ nguời, thương mạng sống sanh vật. 
    2.Nghĩatheo đường ngay chánh, sẵn sàng giúp đỡ người yếu thế, hoạn nạn, nghèo khổ; chịu ơn thì bằng mọi cách phải lo đền trả. 
    3.- Lễnhã nhặn với mọi người, lịch sự, ôn hòa (ôn hòa có nghĩa ấm áp, ở vào mực ai cũng chịu được) kính trọng người tuổi cao. Nói chung, chữ lễ là phép tắc đặt ra khép con người vào khuôn khổ, trật tự, có nền nếp. 
    4.Trísự hiểu biết, phân biệt điều tốt xấu, hay dở.
    5.- Tínsự tin cậy, giữ lòng tin của người với mình. 
    Amngôi nhà nhỏ thờ Phật và nhiều hình tượng, chỉ đủ cho một người ở tu, 
    Thầy phápngười biết bùa phép. Thời bấy giờ dân trí còn kém và thuốc Âu Mỹ rất hiếm, nên nghề này kiếm ăn dễ, đó là hạng người học được ít bùa phép, hoặc không biết chi hết, nhưng khéo lợi dụng sự ít hiểu biết của dân quê, bày đặt vẽ bùa, đọc chú bắt ma bắt quỉ để trị bịnh kiếm tiền, thay vì ốm đau thì phải lo thang thuốc. 
    Ba Răngcon rạch thuộc xã An Phong chảy sâu vô Đồng Tháp Mười, tổng An Thạnh Thượng. Nay thuộc tỉnh Đồng Tháp.
    Lỡ chơntrên đường đi, chưa tới nơi muốn tới, vì mệt mỏi hoặc đói, phải dừng lại nghỉ tạm hay ghé nhà xin cơm ăn.

    --- oOo ---

    150.-"Trước sau bày tỏ nguồn cơn - Vì thương lê-thứ chi sờn lòng ĐÂY - Có người lối xóm muốn gây - Xin sáu trái bắp liền quày xuống ghe".

    Luận giải(dòng 9 tới 12, trang 43)

    Vì thương chúng sanh, không lúc nào Ngài thấy mỏi mệt về việc làm nảy nở giống Phật trong lòng người đời, nên mỗi cuộc nói chuyện, Ngài luôn mang lời Phật dạy với ý nghĩa hay đẹp ra giảng. Có người lối xóm đến nghe rồi muốn gây chuyện, để tránh việc không vui, Ngài xin sáu trái bắp rồi đi xuống ghe.

    Nghĩa chữ khó:

    Nguồn cơnnói rõ ràng đầu đuôi, lý do của sự việc.
    Sờnhao mòn, sắp rách sắp hư. Chi sờn: không thối chí, không nao núng, không mệt mỏi, không bỏ cuộc. 
    Xóm: nhiều nhà ở gần nhauLối xómngười cùng xóm.

    --- oOo ---

    151.-"Ghe ĐIÊN vốn thiệt ghe be - Mà lại ĐIÊN nhè nước ngược thẳng xông - Ra oai thuyền chạy như dông - Người nhà xuống bến trong lòng ngại nghi".

    Luận giải: (dòng13 tới 16, trang 43)

    Ghe của Ngài là loại ghe be, có vẻ nặng nề, thế mà Ngài cứ nhè nước ngược chèo đi. Muốn làm người đời chú ý,Ngài cho ghe lướt tới thật mau như có gió mạnh tiếp sức đẩy, dân chúng hai bên bờ sông thấy vậy giựt mình, nghi nghi, ngại ngại...

    Nghĩa chữ khó:

    Ghe beloại ghe ghép nhiều miếng ván to bản. Miền Nam có loại ghe khoét từ thân cây to, gọi ghe lườn, để chở được nhiều, người ta ghép thêm ván lên phần trên, gọi ghe be. 
    Nước ngượcnước sông chảy từ mũi ghe ra sau lái.
    Dônggió thổi mạnh.
    Ngại nghinghĩa ở đây: người ở bờ sông vừa lo vừa sợ trước một việc lạ mà họ chưa bao giờ thấy. 

    --- oOo ---

    152.-"Ông này chẳng biết người chi - Chèo quế vậy thì mạnh-bạo quá-tay - Thần Tiên mà chẳng ai hay - Cứ biếm nhẻ hoài buồn dạ NGƯỜI XƯA".

    Luận giải(dòng 17 tới 20, trang 43)
    Dân thấy ghe của Ngài đi mau như vậy lấy làm lạ, nói với nhau: "Không biết Ông này người chi mà chèo mạnh quá sức". Ngài nghĩ thầm: “Thế gian mấy ai hay biết, trước mắt là Thần Tiên, là Bồ tát xuống cứu đời, vậy mà cứ cười chê chọc ghẹo!”.

    Nghĩa chữ khó:

    Chèo quếxin xem số 41.
    Biếm nhẻ: chê cười, dùng lời chọc cho mắc cở. 
    Người Xưachỉ Đức Thầy và các vị Bồ Tát đắc đạo còn chịu khổ xuống trần dạy Đạo. 

    --- oOo ---

    153.-"Đời nay mỏng tựa màn thưa - Khuyên trong lê-thứ chẳng thừa một câu - THÂN NẦY chẳng nệ mau lâu - Miễn cho bá-tánh gặp chầu vinh-huê".

    Luận giải(dòng 21 tới 24, trang 43)

    Biết ngày thế gian tiêu diệt sắp tới, Ngài không nghỉ ngơi, đi nhắc khuyên dân chúng rán lo tu. Với lòng thương đời, Ngài mong sao tất cả chúng sanh đều thành Đạo, được sống yên lành, thì dầu phải chịu khổ thân cực trí thêm bao nhiêu ngày nữa Ngài cũng vui.

    Nghĩa chữ khó:

    Màn thưamàn vải thưa và mỏng. Nghĩa bóng chỉ đời gần tới ngày tiêu diệt.
    Chẳng thừakhông dư, không vô ích. 
    Chầu vinh huê - vinh hoahưởng cuộc đời vẻ vang, sung sướng. Nghĩa ở đây là thành đạo, sống an vui. 

    --- oOo ---

    154-"Thương trong trần-hạ thảm thê - Lao-khổ nhiều bề chớ chẳng còn vui - Nhiều người nghèo khổ hẩm-hui - Không đất cặm dùi mà chẳng ai thương".

    Luận giải(dòng 25 tới 28, trang 43)

    Ngài nghĩ mà thương cho thế nhân từ đây không còn vui nữa, sẽ phải chịu nhiều đau thương, buồn khổ. Hiện có biết bao người nghèo khó, sống bơ vơ, không một tấc đất để cắm cây dùi, thiếu thốn đủ thứ, mấy ai biết tới mà để lòng thương xót !.

    Nghĩa chữ khó:

    Lao khổ nhiều bềnhiều khó khăn trong cuộc sống. 
    Nghèo khổ hẩm hui hay hẩm hiunghèo thiếu đủ thứ, sống lẻ loi, bơ vơ. 
    Không đất cặm dùi: không có một chút đất đủ cắm cây dùi, không chút đất để che chòi ở.
    Dùicái que nhỏ bằng kim khí, nhọn đầu, dùng xoi lổ. 

    --- oOo ---

    155.-"Con thuyền đương lướt gió sương - Bổng (bỗng) nghe tiếng khóc tư-lương ai-hoài - Có người ở xóm bằng nay - Bị mất trộm rày đồ-đạc sạch trơn".

    Luận giải(dòng 29 tới 32, trang 43)

    Thuyền của Ngài đang lướt đi trong sương gió, thình lình có tiếng than khóc của ai đó nghe hết sức buồn. Thì ra một người ở xóm này bị kẻ trộm lấy hết đồ đạc.

    Nghĩa chữ khó:

    Bỗngthình lình, không ngờ trước.
    Tư lươngbuồn nhớ tha thiết.
    Ai hoàibuồn thảm.
    Nguời ở xóm bằng nayngười đang ở trong xóm này. 

    --- oOo ---

    156.-"Du-thần bày tỏ nguồn-cơn: Răn *(Rằng) người nghèo-khó đương hờn phận duyên - ĐIÊN nghe vội vã quày thuyền - Dùng khoa coi bói giải phiền phàm nhơn".

    Luận giải(dòng 33 tới 36, trang 43)

    Nghe du thần báo, có một người nghèo trong xóm khóc than vì buồn duyên tủi phận, Ngàivội quay thuyền lại, lên bờ giả người coi bói dạo, tới nhà người thiếu may mắn đó tìm lời an ủi.
    - * Ấn bản 1998 in Rằng.

    Nghĩa chữ khó:

    Du thầnvị thần đi tuần, đi kiểm soát, luôn luôn có mặt. 
    Hờn phận duyênđã nghèo khổ còn bị mất trộm, nên buồn rầu than thân, trách phận. 
    Trộmlấy của người khác một cách lén lút.
    Bói(coi bói) xem quẻ, đoán việc may rủi, đoán số mạng.
    Phàm nhơnngười ở thế gian, ở cõi trần.

    --- oOo ---

    157.-"Coi rồi bày tỏ thiệt hơn - Khuyên cô đừng giận đừng hờn làm chi".

    Luận giải(dòng 1 và 2, trang 44)

    Ngài lựa lời giảng cho người mất trộm biết: việc hên xui, may rủi đều do nhơn duyên, rán tìm hiểu Đạo lý sẽ thấy lòng nhẹ nhàng, thong thả, không buồn lo nữa.

    Nghĩa chữ khó:
    Bày tỏ thiệt hơngiải về hoạ tai, số kiếp, việc còn mất ở đời. 
    Hờnkhông vừa lòng, bụng còn buồn.
    Nhơn duyênnguồn gốc của sự việc gây từ kiếp trước. 
  4. #4
    Hhuynh bây giờ đang trực tuyếnAdministrator
    Ngày tham gia
    Nov 2011
    Bài viết
    422
    --- oOo ---

    158.-"Rồi đi dạo xóm một khi - Đi lên nhà thì giã gạo mà chơi - Vào nhà nói chuyện một khi *(hơi) - Gặp người bán thuốc cũng thời ghé vô:"

    Luận giải(dòng 3 tới 6, trang 44)

    Đi dạo xóm gần đó, thấy nhà đang giã gạo, Ngài vào ngồi chơi, nói chuyện một lát có người bán thuốc cũng ghé vô. - * Ấn bản 1998 in một hơi.

    Nghĩa chữ khó:

    Dạo xómtới các nhà gần đó như rảnh đi chơi. 
    Một hơimột lát, một chút. 
    Giã gạonhà quê xay lúa do sức người kéo cối xay, nên hột gạo không trắng, cần phải giã, nghĩa là để gạo vào cối dùng chày đập làm cho tróc cám, hột gạo mới trắng. 

    --- oOo ---

    159.-"Mua một ve uống hởi cô - Uống vô bổ khoẻ trị nhiều chứng phong - Uống thì pha nước nóng trong - Chớ đừng pha rượu nó hòng kỵ thai".

    Luận giải(dòng 7 tới 10, trang 44)

    Người bán mời cô chủ nhà mua chai thuốc và cho biết thuốc này uống vô bổ khoẻ còn trị được nhiều chứng phong, rồi chỉ cách uống với nước nấu chín, không nên pha rượu uống sẽ hại cho cái thai.

    Nghĩa chữ khó:
    Phong: các chứng bịnh nổi mụt, ngứa, lở ngoài da. 
    Hòng là hầu như, gần như.
    Kỵ thaicó hại cái thai - hại em bé trong bụng. 

    --- oOo ---

    160.-"Hai thằng ở xóm bằng nay - Nó nói ngày rày thuốc chẳng có hay - Người cha đi lại thấy rầy: - Thiệt mấy đứa nầy cải (cãi) cọ lại * (làm) chi".

    Luận giải(dòng 11 tới 14, trang 44)

    Hai đứa ở xóm này mau miệng nói: "thuốc này bây giờ không có hay". Người cha đi tới nghe vậy, rầy: "Mấy đứa bây sao nhiều chuyện, rồi đây sanh cãi cọ đâu ích lợi gì ?". - Ấn bản 1998 in làm chi.

    Nghĩa chữ khó:

    Bằng nay - Ngày ràyhiện nay, từ bây giờ, bữa nay. 
    Cãidùng lời lẽ chống lại ý kiến khác. 
    Cọhai vật chạm nhau. 
    Cãi cọcó nghĩa cãi nhau rồi nổi nóng sanh ra gây lộn. 

    --- oOo ---

    161.-"Bước ra nhà nọ một khi - Đi lên đi xuống kiếm thì xe hơi * (lôi )- Gặp xe chẳng có lên ngồi - Chạy trước đi rồi ngừng lại chỗ kia".

    Luận giải(dòng 15 tới 18, trang 44) 

    Từ nhà đó bước ra, đi tới lui kiếm xe hơi, gặp xe Ngài không lên ngồi mà biểu xe chạy tới chỗ kia ngừng lại chờ. * - Ấn bản 1998 in xe lôi.

    Nghĩa chữ khó:

    Xe lôichiếc xe đạp kéo theo cái thùng, dưới thùng có hai bánh xe, khách ngồi trong thùng có lót nệm. Sau này người ta dùng xe gắn máy kéo thùng chở khách. 

    --- oOo ---

    162.-"Xóm này kẻ ghét người ưa - Ghé vào nhà nọ nhổ bừa cái răng - Nhổ rồi lui tới lăng-xăng- Liền bước xuống thuyền THẦY TỚ thả trôi".

    Luận giải(dòng 19 tới 22, trang 44) 

    Biết xóm này có người ưa, kẻ ghét, nên Ngài ghé vô nhà kia nhổ đại cái răng rồi đi mau xuống thuyền, Thầy Tròthả thuyền trôi theo dòng nước.

    Nghĩa chữ khó:

    Nhổ bừanhổ đại, không cần suy nghĩ, nhổ càn cái răng không có thuốc tê.
    Lăng xăngkhông đứng hay ngồi một chỗ được lâu, lúc nào cũng bận rộn, về việc làm thì lộn xộn. 
    Thả trôicho thuyền trôi theo dòng nước, không chèo.

    --- oOo ---

    163.-"Vàm-Nao rày đã đến rồi - Quày thuyền ghé lại bằng nay Chợ-Đình - Hát hai câu hát huê-tình - Đậu xem dân chúng Chợ-Đình làm sao".

    Luận giải(dòng 23 tới 26, trang 44)

    Tới Vàm Nao, đậu ghe tại Chợ Đình, Ngài hát hai câu nói về tình yêu thương của đôi trai gái rồi để ý coi dân chúng ở đây thế nào

    Nghĩa chữ khó:

    Chợ Đìnhtrên bờ sông Vàm Nao, xã Hoà Hảo.
    Câu hátngâm nga giọng cao, thấp, theo vần điệu. 
    Hát huê tìnhhát những câu bày tỏ tình thương yêu, hò hẹn của đôi trai gái. 

    --- oOo ---

    164.-"Sáng ngày chợ nhóm lao-xao - Giả BẬN ÁO MÀU ai cũng dòm xem - Mấy thằng trai trẻ thấy thèm - Đứng xa quanh-quẩn nói gièm với nhau".

    Luận giải(dòng 27 tới 30, trang 44)

    Buổi chợ sáng thật đông kẻ bán người mua lui tới, nói chuyện lao xao, Ngài giả Cô Gái Bận Áo Màu khiến ai cũng dòm ngó. Mấy chàng trai thấy gái đẹp thì ham muốn, đi quanh nói xa gần với nhau mấy lời chọc ghẹo, cốt ý mong được cô gái chú ý.

    Nghĩa chữ khó:

    Chợ là nơi người mua kẻ bán tựu lại từ sáng sớm. 
    Lao xaotiếng nói cười lào xào của nhiều người. 
    Thấy thèmtrong bụng ham, thích.
    Quanh quẩnlẩn quẩn, lòng vòng chung quanh.
    Nói gièmnói xa gần muốn tỏ tình, chưa dám nói thẳng. 

    --- oOo ---

    165.-"Đứa này nói để cho tao - Đứa kia xạo-xự áo màu quá ngon - Nhắc ra động tấm lòng son - Buồn cho lê-thứ sao còn ham vui".

    Luận giải(dòng 31 tới 34, trang 44)

    Thấy Cô gái đẹp, mấy chàng trai giành phần, đứa này nói để cô đó cho tao, đứa kia lăng xăng khen áo màu ngon quá. Nhắc lại thêm đau lòng, Ngài thương cho dân chúng không hay biết cuộc thế đã cạn cùng mà còn mê muội, ham vui.

    Nghĩa chữ khó:

    Xạo xựlăng xăng, chộn rộn, bàn tán rộn ràng.
    Lòng sonlòng thương người đời của Ngài trước như sau không suy giảm, vẫn thắm đỏ như son. 

    --- oOo ---

    166.-"Ở đây một buổi ghe lui - Về trên Bảy-Núi ngùi ngùi thương dân - THẦY TRÒ chẳng nại tấm thân - Rảo khắp Non Tần bận nữa thử coi Chơn-tu thì quá ít-oi - Nhiều người ẩn-sĩ quá lòi tánh tham".

    Luận giải(dòng 35-36, trang 44 - dòng 1-4, trang 45) 

    Ở chợ Đình một buổi, rồi chèo ghe về Bảy Núi, ghe đi mà lòng Ngài ngậm ngùi thương dân chúng sắp chịu nhiều đau khổ. Thầy Trò không kể khó khăn, đi khắp núi Tà Lơn thêm lần nữa, thấy nơi đây ít bực chơn tu, phần đông người nào miệng cũng nói tu, sống xa lánh đời, nhưng trong lòng vẫn còn thích danh, ham tiền.

    Nghĩa chữ khó:

    Ghe luighe rời khỏi chỗ đó.
    Ngùi ngùilòng xót xa, sụt sùi buồn. 
    Bảy núixin xem số 22
    Chẳng nại tấm thânkhông ngại cực khổ xác thân. 
    Rảođi mau, mau chơn bước đi.
    Non Tầnchỉ núi Tà Lơn thuộc Campuchia ngày nay. 
    Chơn tu: tu hành ngay thật, giữ gìn luật của Đạo.
    Ẩn sĩngười ở ẩn, không muốn ai biết đến mình, tìm sống nơi yên vắng, gác bỏ chuyện lợi danh.

    --- oOo ---

    167.-"Đi lần ra đến núi Sam - Đến nơi rảo khắp chùa am của người -Dạy rồi bắt quá tức cười - Thầy tu nhiều kẻ biếng lười quá tay".

    Chú thích(dòng 5 tới 8, trang 45)

    Tới núi Sam, mau chơn đi thăm hết các chùa am, luôn tiện Ngài giảng dạy thêm Đạo lý, thấy mà buồn cười vì có quá nhiều người tu không siêng học kinh kệ.

    --- oOo ---

    168-"Trẻ già biếng (biến) hóa ai hay - Dạo trong Bảy-Núi chẳng nài công lao - Rú-rừng lúc thấp lúc cao - Giả ra NGHÈO-KHÓ vào nhiều am-vân".

    Luận giải(dòng 9 tới 12, trang 45) 

    Luôn thay đổi hình dạng, khi già lúc trẻ, nên chẳng ai hay biết, Ngài không kể gì cực khổ, vượt rừng núi khi lên cao lúc xuống thấp, giả Người Nghèo Khó đi thăm nhiều chùa am trong vùng Bảy Núi.

    Nghĩa chữ khó:

    Biến hoáthay đổi hình dáng; mới thấy đó rồi mất liền.
    Rú rừng: rừng nhiều cây chen lẫn với núi.
    Am vânAm mây: chùa nhỏ bên sườn núi, ẩn hiện trong sương, xa nhìn như ở trong mây.

    --- oOo ---

    169-"Tu hành nhiều kẻ tham sân - Làm sao cho đặng mau gần Phật-Tiên - Ai ai cũng cứ ham tiền -Ấy là đem sợi xích-xiềng trói thân".

    Luận giải(dòng 13 tới 16, trang 45)
    Nhiều người miệng nói tu mà lòng còn tham của tiền, còn nóng giận, còn thương ghét. Tu như vậy làm sao thành Đạo được. Người đời vì ham làm giàu nên suốt tháng năm bận rộn lo kiếm tiền; khi có nhiều tiền rồì lại muốn có thêm danh, bởi vậy đâu còn lòng dạ nào học Đạo, lo tu cho tinh thần được thanh thản an vui, đó là để xích xiềng của lòng tham cột trói mình.

    Nghĩa chữ khó:

    Tham-Sân: hai trong 10 điều ác, người tu nên tránh.
    Mười điều ác:
    - Về Thân, sanh 3 điều ác:
    1.- Sát sanhgiết hại mạng sống con người, sanh vật.
    2.- Đạo tặctrộm cướp. 
    3.- Tà dâmkề cận thân thể với người không phải chồng hay vợ mình.
    Về Miệng, sanh 4 điều ác:
    4.Lưỡng thiệtnói thêm bớt làm hai bên giận nhau.
    5.- Ỷ ngônlời trau chuốt đề cao mình mà hạ người. 
    6.- Ác khẩulời hổn, hung ác. Nguyền rủa Trời Phật. 
    7.- Vọng ngữlời nói nhiều nghĩa, gây chia rẻ, việc có nói không, chuyện hiền nói dữ...
    - Về Ý tưởng, sanh 3 điều ác:
    8.Tham lamquá nhiều ham muốn và hiểm độc.
    9.- Sân nộgiận ghét, nóng như lửa, nuôi oán thù.
    10.Mê sitối tăm, mê muội, ngu dốt, không hiểu lý lẽ, không trí phán đoán. 
    Xích xiềngdây kim loại nối nhau bằng những khoen. 

    Phụ giải:

    Tinh thầnchỉ chung những hoạt động thuộc nội tâm của con người, như ý nghĩ, tình cảm, sự sáng suốt, ý chí… Ý nghĩa đẹp của việc làm. 
    Thanh thảnthơ thới, an vui.
    170.-"Lià xa Bảy-Núi lần lần - Xuống thuyền trực chỉ lên gần Hà-Tiên - Đến đây giả KẺ KHÔNG TIỀN - Rảo khắp thị-thiềng xin-xỏ bá gia".

    Luận giải(dòng 17 tới 20, trang 45)

    Rời Bảy Núi, xuống thuyền đi thẳng Hà Tiên, tới đây Ngài giả nghèo Không Tiền đi khắp phố chợ xin cơm, xin tiền dân chúng.

    Nghĩa chữ khó:

    Rảo khắp thị thiềngmau chơn đi khắp thành thị.
    Xin xỏnăn nỉ xin với sự hạ mình.

    --- oOo ---

    171.-"Đi rồi cũng quá thiết-tha - Trở về non cũ đặng mà dạo chơi - Non Tiên gió mát thảnh - thơi - Nhưng nhớ việc đời lụy ngọc nhỏ sa".

    Luận giải(dòng 21 tới 24, trang 45)

    Rời Hà Tiên mà trong dạ ngậm ngùi, Ngài trở về non cũ dạo quanh giải buồn, dầu cảnh Tiên gió mát, thảnh thơi, nhưng nhớ tới nỗi đau khổ của dân chúng Ngài không cầm được nước mắt.

    Nghĩa chữ khó:

    Thiết tha: ở đây chỉ về tình cảm: luôn thương nghĩ đến.
    Thảnh thơithong thả, không bận rộn. 
    Lụy ngọc nhỏ sa: nuớc mắt trong như ngọc rớt xuống.

    --- oOo ---

    172.-"Xuống trần lúc hát lúc ca - Mà trong lê- thứ có mà biết chi - Nam mô hai chữ từ-bi - Trần hạ nói gì đây cũng làm thinh".
    Luận giải(dòng 25 tới 28, trang 45)

    Ngài xuống trần dạy Đạo, khi dùng tiếng hát lúc với lời ca, chịu biết bao khổ cực mà dân chúng vẫn vô tình chê này nói nọ, không mấy ai hiểu được lòng thương đời của Người. Mặc cho thế nhân lời nặng tiếng nhẹ, lúc nàoNgười cũng giữ lặng im, niệm Phật trong lòng mà tiếp tục cứu độ người đời.

    Nghĩa chữ khó:

    Nam Mô - Từ bixin xem số 8

    --- oOo ---

    173.-"Ta * (tu) thời nhàn hạ thân mình - Phần ĐIÊN khuyên nhủ mặc tình ghét ưa - Thiên cơ ai dám nói thừa - Mà trong bá tánh chẳng ưa ĐIÊN KHÙNG". - * Ấn bản 1998 in chữ Tu.

    Luận giải(dòng 29 tới 32, trang 45)

    Ai lo tu thì ngày sau được an nhàn, riêng Ngài thì không lúc nào xao lãng việc nhắc khuyên dân sớm tối sửa tánh, răn lòng tìm về Phật đạo, người đời ưa hay ghét Ngài cũng mặc tình; còn việc máy Trời xếp đặt nào ai dám nói sai hay bày điều thêm bớt, sao thế nhơn không suy nghĩ mà hiểu cho Ngài ?

    Nghĩa chữ khó:

    Nhàn hạ: thong thả, rảnh, không bận lo nghĩ việc gì.
    Mặc tìnhtùy ý, ai muốn nghĩ sao cũng được.

    --- oOo ---

    174.-"Xuống thuyền chèo quế thung-dung - Đi dạy đủ chỗ khắp cùng thử coi - Rạch-Giá chợ nọ thoi-loi - Gần nơi ven biển cá mòi nhiều hơn".
    Luận giải(dòng 33 tói 36, trang 45)

    Ngài thong thả chèo thuyền đi khắp nơi giảng đạo và cũng để tìm hiểu lòng nhân thế, đến Rạch Giá, chợ này ở dọc bờ biển có nhiều cá mòi.

    Nghĩa chữ khó:

    Thung dungthong thả, không vướng bận.
    Rạch Giánay là thị xã thuộc tỉnh Kiên Giang
    Thoi loiphần đất nằm lấn dài ra biển.
    Ven biểndọc theo bờ biển. 
    Cá mòiloại cá biển nhỏ con, ướp gia vị, đựng trong hộp kim khí, để lâu được, ăn ngon. 

    --- oOo ---

    175.-"Tới đây giả KẺ CÓ CƠN - Khi say khi tỉnh lúc hờn số căn - Dương trần đi lại lăng- xăng - Chê chê nhạo nhạo cười rằng quân điên".

    Luận giải(dòng 1 tới 4, trang 46)

    Tới đây Ngài giả ra trí óc mất bình thường, khi tỉnh lúc mê, miệng không dứt lời than trách số phần sao phải chịu nhiều đau khổ. Dân chúng người qua kẻ lại lăng xăng nghe thấy như vậy thì chê cười, chế nhạo, cho là người điên.

    Nghĩa chữ khó:

    Có Cơnlúc tỉnh, khi mất trí khôn.
    Chế nhạodùng lời nói hay bộ điệu tỏ ý cười chê. 
    Khi say khi tỉnh lúc hờn số căn: khi tỉnh, lúc như mê, miệng than trách sao mình xấu số, đau khổ như vầy. 

    --- oOo ---

    176.-"Ở đâu mà tới thị-thiềng - Lính chẳng bắt xiềng nó lại bót đi - Lòng thương vì tánh từ-bi-Dạy-dỗ chuyện cùng mà chẳng ai nghe".

    Luận giải(dòng 5 tới 8, trang 46)

    Có người còn nói: "Lão Điên này ở đâu tới đây, sao lính không bắt nhốt cho rồi !". Thương dân, Ngài báo trước những họa tai và cuộc sống đã cạn cùng, vậy mà có mấy ai chịu nghe lời khuyên, biết lo sớm tối sửa tánh răn lòng, tĩnh tâm tu hành.

    Nghĩa chữ khó:

    Chuyện cùngđời sắp tiêu diệt, người đời sắp chết. 

    --- oOo ---

    177.-"Dạy rồi ĐIÊN lại xuống ghe - Long- Xuyên Sa-Đéc nói ròng vè-thơ - Vợ chồng nghèo khổ bơ-vơ - Ở nơi giữa chợ lại khờ lại quê - Buồn trong bá tánh * (lê thứ) ủ ê - Sóc- Trăng chợ ấy thuyền kề đến nơi".

    Luận giải(dòng 9 tới 14, trang 46)

    Dạy xong ở Rạch Giá, Ngài chèo thuyền đi Long Xuyên rồi Sa Đéc, hai nơi này Ngài nói toàn vè và ngâm thơ. Lòng buồn thương nỗi đau khổ của người đời, Ngài giả hai Vợ Chồngnghèo vừa khờ lại quê, không bà con nhà cửa, chèo thuyền đến Sóc Trăng trong nỗi buồn ủ ê. * - Ấn bản 1998 in lê thứ.

    Nghĩa chữ khó:

    Nói ròng vè thơchỉ nói toàn vè với thơ.
    Bơ vơ: lẻ loi không người thân, không nơi nương dựa. 
    Khờthiếu khôn ngoan, ít hiểu biết, chậm chạp.
    Sóc Trăngtên tỉnh thời Pháp, đến đệ nhứt Cộng Hòa, nhập với tỉnh Bạc Liêu thành tỉnh Ba Xuyên.

    --- oOo ---

    178.-"Đến đâu thì cũng tả tơi - Nói rõ việc đời sắp khổ sắp lao - Thị-thiềng thiên-hạ lao-xao - Chẳng có người nào tu niệm hiền lương".

    Luận giải(dòng 15 tới 18, trang 46)

    Đi tới đâu Ngài cũng giả nghèo khổ, áo quần rách tả tơi, nhưng vẫn không dứt tiếng báo cho dân chúng biết đau khổ, chết chóc sắp xảy ra. Dầu Ngài đã nói cạn lời, nhưng ở chợ Sóc Trăng này tuy người đông đúc ồn ào mà chẳng có ai biết tu hiền, chịu nghe lời giảng dạy đạo lý.

    Nghĩa chữ khó:

    Tả tơiáo quần rách nhiều chỗ. Nghĩa là quá nghèo. 
    Khổ lao-lao khổquá khó khăn, cực khổ, thiếu đủ thứ. 
    Thiên hạ lao xao: đông người lui tới, lời nói ồn ào. 
    Hiền lươnghiền lành, rộng lòng tha thứ, lòng thương người, xử sự tốt với mọi người; thương sanh vật. 

    --- oOo ---

    179.-"Thấy trong trần hạ thảm thương - Đâu có biết đường chơn chánh mà đi - Lìa xa đô thị một khi - Thuyền-loan trực-chỉ đến thì Bạc-Liêu - Chợ này tàn ác quá nhiều - Phố phường dân Thổ dân Tiều nhiều hơn".

    Chú thích(dòng 19 tới 24, trang 46)

    Thương cho người đời chịu đau khổ chỉ vì không được ai chỉ dẫn đường ngay lẽ phải, nên đâu biết chánh Đạo để theo. Ngài rời Sóc Trăng chèo thuyền tới Bạc Liêu, nơi đây người Miên và Triều Châu thật đông. Chợ này quá nhiều kẻ hung ác.

    Nghĩa chữ khó:

    Trần hạxin xem số 64- Phố phườngxin xem số 93.
    Đường chơn chánhđường ngay thẳng, đúng đắn. Đường chánh của Đạo Phật.
    Đô thịnơi nhiều nhà sang trọng, đông người mua bán.
    Dân Thổngười Cao Miên – Campuchia ngày nay.
    Dân Tiềungười Triều Châu (Tàu).

    --- oOo ---

    180.-"Đi cùng thành-thị ráo trơn - Cà-Mau đến đó thiệt hơn tỏ bày - Cho trong bá tánh chợ nầy - Rõ việc dẫy-đầy lao lý về sau".

    Luận giảidòng 25 tới 28, trang 46)

    Sau khi đi khắp thành phố Bạc Liêu, Ngài tới chợ Cà Mau giảng dạy cho dân nơi đây biết việc nên hư, xấu tốt ở đời. Ngài cũng nói nhiều về những lao lý, đau khổ sắp xảy ra.

    Nghĩa chữ khó:

    Ráo trơnhết sạch; có nghĩa đi khắp cùng thành phố. 
    Thiệt hơn tỏ bàynói rõ việc hư nên, tốt xấu, hay dở.
    Dẫy đầytràn ngập, quá nhiều.
    Lao xin xem số 148.

    --- oOo ---

    181.-"Đường đi lao-khổ sá bao - Miễn cho trần- hạ biết vào đường tu - Tu hành đâu có tốn xu - Mà sau thoát khỏi lao tù thế gian".

    Luận giải(dòng 29 tới 32, trang 46) 

    Ngài không ngại khó khăn, sớm chiều khổ cực, chịu nắng mưa trên đường đi giảng đạo, là mong sao người đời biết sửa tánh răn lòng khép mình vào đường tu. Vả lại, việc tu đâu có mất tiền mà ngày sau còn tránh khỏi cảnh ngục tù đau khổ ở thế gian.

    Nghĩa chữ khó:

    Sá baokhông kể, không ngại. 
    Tốn xutốn hao tiền bạc.
    Tu hànhxin xem số 25.
    Lao tù thế giancảnh khổ như tù giam của cuộc đời. Nhà Phật ví con người đang lặn hụp trong biển khổ cuộc đời, đang chịu giam cầm trong nhà tù lớn.

    --- oOo ---

    182.-"THẦY TRÒ lắm cảnh gian-nan - Chừng nào hết khổ mới an tấm lòng - Đằng-vân đến tỉnh Gò-Công - Vì thương dân-thứ mới hòng đến đây". (dòng 33 tới 36, trang 46)

    Luận giải:

    Trên đường đi giảng Đạo Các Vị dầu phải chịu nhiều khó khăn, cực khổ, miễn sao cứu giúp người đời thoát được cảnh khổ đau thì mới yên lòng. Tiếp tục với tình yêu thương, Các vịcỡi mây qua tỉnh Gò Công.

    Nghĩa chữ khó:

    Gian nanrất nhiều lận đận khó khăn.
    Đằng vâncỡi mâyPhải chăng muốn nói cách đi qua mặt bọn người theo dõi lấy tin cho Tây ?
    Dân thứ hay Thứ dân: dân thường, không chức quyền. Hòngmuốn làm một việc gì có ít nhiều khó khăn. Ví dụ:"nếu không phải vì muốn giúp anh thì đừng hòng tôi tới đây – có nghĩa là nếu không phải vì muốn giúp anh thì đừng có mong tôi tới đây ".

    --- oOo ---

    183.-"Xưa kia bão-lụt tỉnh nầy - Mà sau cảnh khổ xứ nầy gần hơn - Yêu dân lòng nọ chẳng sờn - THẦY hát TỚ đờn dạy cũng khắp nơi".

    Luận giải(dòng 1 tới 4, trang 47)

    Xưa kia bão lụt gây đau khổ ở đây, ngày sau tai nạn cũng đến xứ này sớm hơn, với lòng tha thiết thương dân, Các Vị dùng tiếng đờn giọng hát đi khắp nơi trong tỉnh Gò Công khuyên tu, dạy Đạo.

    Nghĩa chữ khó:

    Bãogió thổi thật mạnh bay nhà cửa, cây ngã đá lăn.
    Lụt: nước dâng cao ngập ruộng vườn, cuốn trôi nhà. 
    Sờnhư mòn, ráchSờn lòngthối chí, ngã lòng. 

    --- oOo ---

    184.-"Khỏi đấy *(đây) Bà-Rịa tách vời - Đến đó vậy thời trời mới sáng ra - Chợ nầy đông-đúc người ta - Nhiều đuôn (đuông) chà là lại với nho tươi".

    Luận giải(dòng 5 tới 8, trang 47)

    Rời Gò Công Ngài đi Bà Rịa. Tới nơi, trời vừa sáng. Chợ Bà Rịa đông người mua bán, ở đây có nhiều đuông chà là với nho tươi.
    - * Ấn bản 1998 in khỏi đây.

    Nghĩa chữ khó:

    Tách vờighe ra giữa dòng sông.
    Bà Rịatên tỉnh Bà Rịa.
    Chà làthân giống cây dừa, trái có vị ngọt, vỏ cứng.
    Đuôngloại sâu ăn ruột cây chà là, to bằng ngón tay, lăn bột chiên ăn rất ngon.
    Đuônnghĩa của người Miên, là một số lượng trái chà là gói trong miếng da trâu để lâu ngày cho thơm ngon. 
    185.-"Đến đây THẦY TỚ hoá mười - Nói nói cười cười bán thuốc Sơn Đông - Ai ai đều cũng ngóng trông - Coi lũ khách này hát thuật làm sao".

    Luận giải(dòng 9 tới 12, trang 47)

    Tới chợ Bà Rịa Các Vị hoá thành mười người, mặc quần áo như người Sơn Đông, miệng tươi cười mời khách mua thuốc. Dân bu lại chờ coi mấy người này hát thuật.

    Nghĩa chữ khó:

    Bán thuốc Sơn Đông: nghề của những người tỉnh Sơn Đông (Tàu) bán thuốc trị đủ thứ bịnh. Có đánh võ, múa gươm, đao, kiếm, tiếng phèng la và con khỉ làm trò vui.
    Phèng la: hình dáng như cái dĩa lớn, bằng đồng pha thau, gỏ vào phát ra tiếng nghe chói tai. 
    Ngóng trôngnóng lòng chờ đợi với nhiều lo lắng. 
    Hát thuật hay trò Ảo thuậtdiễn các trò từ không ra có, có ra không, giả thiệt, thiệt giả, nhờ lẹ tay và dày công tập dợt với một số vật dụng làm sẵn.
    Lũ kháchtiếng chỉ chung người Tàu sống ở Việt Nam.

    --- oOo ---

    186.-"Hát mà trong bụng xáo-xào - Nói chuyện bên Tàu máu đổ tuôn rơi - Cả kêu dân-chúng hỡi ôi - Sao không thức tỉnh việc đời gần bên".

    Luận giải(dòng 13 tới 16, trang 47)

    Đứng rao bán thuốc mà lòng lo buồn, Ngài nói giặc bên Tàu đã giết hại quá nhiều thường dân, rồi lớn tiếng khuyên người đời mau thức tỉnh, vì ngày thế gian tiêu diệt đang tới gần bên.
    Nghĩa chữ khó:

    Cả kêunói lớn lên cố ý cho nhiều người nghe và chú ý.
    Việc đời gần bênchỉ cuộc đời sắp đến ngày tiêu diệt. 
    Thức tỉnhxin xem số 53.

    --- oOo ---

    187.-"Khổ đà đi đến như tên - Rán lo tu niệm tìm nền vinh-hoa - Vinh này của Đức PHẬT- BÀ - Của Ông PHẬT TỔ ban mà cho dân".

    Luận giải(dòng 17 tới 20, trang 47)

    Ngài cho biết chuyện đau khổ đang đến, và đến thật mau như tên bay, nên Ngài khuyên rán lo tu niệm để sau này được hưởng an vui hạnh phúc. Đó là ân đức của đức Quán Thế Âm bồ tát và của Phật Tổ ban cho.

    Nghĩa chữ khó:

    Như tênchuyện khổ đến mau như mũi tên bay. 
    Tu niệmxin xem số 12.
    Nền vinh hoađược giàu sang, sống sung sướng. Nghĩa bóng chỉ được thành đạo, dứt hết phiền muộn, sống yên vui, không hận thù, không đau khổ chia ly.
    Phật BàPhật Quán Thế Âm. 

    --- oOo ---

    188.-"Tu cho nhàn toại tấm thân - Đừng làm tàn-ác xa lần Tiên bang - Hát kêu bớ kẻ giàu sang - Rán lo làm phước làm doan mới là".

    Luận giải(dòng 21 tới 24, trang 47)

    Tu để ngày sau được an nhàn thong thả, làm hung ác thì tâm hồn không yên ổn. Ngài kêu gọi những ai có tiền của nên mở rộng lòng thương, giúp đỡ kẻ đói nghèo, hoạn nạn để gây chút phước duyên.
    Nghĩa chữ khó:

    Nhàn toạian nhàn vui vẻ, sung sướng, thảnh thơi. 
    Tiên bangnơi an vui, không đau khổ, không hận thù.
    Làm phướcvui vẻ giúp đỡ nguời nghèo khổ, bị tai nạn. 
    Làm doanhay làm duyên - tiếng dân gian – có nghĩa là làm phước để gây duyên lành. 

    --- oOo ---

    189.-"Đến lâm cảnh khổ có TA - Với lịnh PHẬT BÀ cứu vớt giùm cho - Tu hành phải rán trí * (trì) mò - Gặp LÃO ĐƯA ĐÒ đừng có khinh khi". - * Ấn bản 1998 : rán trì mò.

    Luận giải(dòng 25 tới 28, trang 47)

    Người đời phải rán chịu khó, dùng trí, bền lòng, siêng học tìm hiểu lý đạo. Chừng gặp đau khổ, nguy hiểm sẽ cóNgài và Phật Bà cứu độ. Còn một điều nên nhớ là gặp Ông Lão Đưa Đò đừng khi dể.

    Nghĩa chữ khó:

    Lâm cảnh khổgặp hay bị vướng vào cảnh khổ.
    Phật Bàxin xem số 187.
    Trì mò(ấn bản 1998) giữ luật Đạo và bền lòng tìm học hiểu ý nghĩa những lời Phật dạy. 
    Lão Đưa Đò là một hoá thân của Đức Thầy. 

    --- oOo ---

    190.-"Dạy rồi THẦY TỚ liền đi - Biên-Hòa đến đó vậy thì xem qua - Đến đây dạy-dỗ gần xa - Khuyên trong bá tánh vậy mà tỉnh tâm".

    Luận giải(dòng 29 tới 32, trang 47) 

    Giảng xong Bà Rịa liền thẳng hướng Biên Hòa, tới nơi, Các Vị đi khắp nơi giảng dạy đạo lý, khuyên người đời bình tĩnh xét kỹ lòng mình, từ bỏ điều sai quấy, rán sửa tánh răn lòng, tu theo Phật đạo.

    Nghĩa chữ khó:

    Tỉnh tâmxin xem số 4.
    Bình tĩnhlàm chủ được lòng, không hốt hoảng, rối trí. 
    Đạo lýnghĩa lý chơn chánh của tôn giáo; những lệ luật hay từ xưa lưu lại, được xã hội thừa nhận, xem như khuôn thước trong cách đối xử ở đời. 

    --- oOo ---

    191.-"Ngày nay gặp BẠN TRI-ÂM - Rán (ráng) mà trì chí đặng tầm huyền cơ - Tân-An dạy dỗ kịp giờ - Chẳng dám chần chờ đi thẳng Tây-Ninh".

    Luận giải(dòng 33 tới 36, trang 47) 

    Ngày nay gặp Bạn Tri Âm hãy rán bền lòng tìm hiểu sự cao sâu trong bộ máy của Trời. Giảng xong ở Tân An, không chậm trễ, Ngài đi liền Tây Ninh.

    Nghĩa chữ khó:

    Bạn Tri Âmbạn thân, hạp tánh, rõ lòng dạ nhau. Xin xem số 197Ở đây chỉ về những lời dạy Đạo của Người.
    Trì chíbền lòng không bỏ cuộc. 
    Tầm huyền cơtìm hiểu lý lẽ cao sâu của máy trời.
    Chần chờdây dưa, lưỡng lự, kéo dài thì giờ.

    --- oOo ---

    192.-"Tới đây vừa lúc bình-minh - ĐIÊN ra sức giảng mặc tình nghe không - Giảng rồi Dầu-Một thẳng xông - Thiềng-thị giáp vòng thứ chót là đây - Thương dân giảng dạy dẫy-đầy - Rao*(Rảo) khắp tối ngày chẳng có nghỉ chơn". - * Ấn bản 1998 in chữRảo.
    Luận giải: (dòng 1 tới và 6, trang 48) 

    Tới Tây Ninh trời mới vừa sáng, giữa đông người, Ngài giảng dạy đạo lý một cách thật rõ ràng, còn ai có nghe và chịu tu hay không thì tùy ý. Giảng xong ở Tây Ninh, Ngài đi thẳng qua Thủ Dầu Một, đây là nơi giảng đạo sau cùng. Thương dân, Ngài chỉ dẫn đầy đủ, rõ ràng, ai nghe qua cũng hiểu, cứ như vậy, tối ngày dạy khuyên không dứt tiếng và cũng chẳng nghỉ chơn. Ngài đi khắp chốn cùng nơi trong tỉnh không bỏ sót chỗ nào.

    Nghĩa chữ khó:

    Bình minhtrời vừa sáng, rựng sáng.
    Dầu Mộttức Thủ Dầu Một, tên tỉnh thời Pháp, đến đệ nhứt Cộng Hòa đổi thành tỉnh Bình Dương.
    Mặc tìnhtùy ý, muốn nghe hay không không nài ép. 
    Rảo - Rảo bướcchân bước đi mau.

    --- oOo ---

    193.-"Nhiều người hung-ác quá chừng - Không biết đời khổ lo mừng lo vui - Nhắc ra dạ nọ nào nguôi - Từ đây Lục Tỉnh đui cùi thiếu chi".

    Luận giải(dòng 7 tới 10, trang 48)

    Bây giờ nhắc lại lòng Ngài vẫn chưa dịu nỗi buồn, vì thấy người thế gian ngoài những kẻ hung dữ quanh năm không ngừng làm điều gian ác, phần còn lại hầu hết đều ham mê vui chơi, không biết mình đang trong cảnh khổ, sắp chết tới nơi. Kể từ đây, lục tỉnh cùi đui càng có thêm nhiều. Nghĩa bóng: những người không biết nhìn xa, không thấy đạo lý thì khác nào mù đui; không biết làm việc phải, việc lành, giúp đỡ người thiếu may mắn, thì khác gì có tay như cùi ?

    Nghĩa chữ khó:

    Nào nguôikhông nguội lạnh, không suy giảm.
    Thiếu chicó rất nhiều. 
    Đuimắt không thấy đường.
    Cùilở da, chảy máu mủ, đau nhức, rụng từ lóng tay.

    --- oOo ---

    194.-"Nói mà trong dạ sầu-bi - Bá-gia chậm chậm khinh-khi ĐIÊN nầy -Đừng ham nói nọ nói nầy - Lặng yên coi thử ĐIÊN nầy là ai".

    Luận giải(dòng 11 tới 14, trang 48)

    Nói mà trong dạ buồn rầu, Ngài khuyên kẻ thế gian đừng vội khi dể cười chê, hãy lặng yên chờ, ngày sau sẽ biếtNgài là ai.

    Nghĩa chữ khó:

    Nói nọ nói này: chê cười mà nói gần xa, nói vòng vo.

    --- oOo ---

    195.-"Cảm thương ÔNG LÃO BÁN KHOAI - Vì yêu dân-chúng chẳng nài nắng mưa - Câu này nhắc chuyện năm xưa - Khuyên trong trần-hạ hãy chừa lòng tham".

    Luận giải(dòng 15 tới 18, trang 48) 

    Nhớ chuyện năm xưa, nghĩ mà thương Ông Lão Bán Khoai, vì lo cứu độ người đời nên đã chịu cực khổ, phơi nắng dầm mưa đi khắp nơi dạy Đạo, khuyên dân chừa bỏ lòng tham.

    Nghĩa chữ khó:

    Ông Lão Bán Khoaimột hoá thân của Đức Thầy. 
    196.-"KHÙNG thời quê ngụ núi Sam - Còn ĐIÊN chẳng có chùa am dưới nầy - Vua NGHIÊU xưa mở đất cày - Ngày nay nhường lại cảnh nầy cho ĐIÊN".

    Luận giải(dòng 19 tới 22, trang 48)

    Đức Phật Thầy ngụ ở núi Sam còn Ngài không có chùa hay am nơi này. Hiện Ngài đang mở đất cày tiếp tục việc làm của vua Nghiêu ngày trước.

    Nghĩa chữ khó:

    Vua Nghiêuxin xem lời giải số 145.
    Nhườngcho, hay bán quyền lợi mình cho người khác. 

    --- oOo ---

    197.-"Xuống trần dạy-dỗ huyên-thiên - Dạy rồi thì lại thảm-phiền nhiều hơn - Cầu xin PHẬT-TỔ ra ơn - Lời ĐIÊN khuyên nhủ như đờn Bá-Nha".

    Luận giải(dòng 23 tới 26, trang 48) 

    Ngài xuống trần đi khắp nơi giảng dạy Đạo lý cho dân, nhưng càng giảng dạy lòng càng thêm chua xót buồn, vì những lời khuyên của Ngài chẳng được mấy ai đón nhận. Ngàinguyện cầu Phật Tổ ban ơn cho dân chúng sớm biết Đạo, hiểu tâm ý của Ngài, không giống như tiếng đờn Bá Nha ngày trước.

    Nghĩa chữ khó:

    Huyên thiênthật nhiều. 
    Bá Nhaquan đại phu nước Tống (Tàu) đờn rất hay nhưng chỉ Tử Kỳ mới hiểu tiếng đờn của ông. Do đó hai người kết nghĩa anh em. Tử Kỳ chết, Bá Nha đến trước mộ bạn dạo một khúc nhạc buồn rồi đập cây đờn, quyết không đờn nữa, vì trên đời chẳng còn ai là bạn tri âm, hiểu được tiếng đờn của ông như Tử Kỳ. Đức Thầy hết lòng khuyên dạy dân, nhưng có mấy người biết nghe và hiểu lòng Người như Tử Kỳ hiểu tiếng đờn của Bá Nha ! 

    --- oOo ---

    198.-"Thị-thiềng khắp hết gần xa - Từ đây sắp đến quê nhà ĐIÊN đi - Đừng thấy ngu dạy (dại) mà khi - THẦY thì HUỆ-LỰU TỚ thì HUỆ-TÂM -Đời cùng còn chẳng mấy năm - Khắp trong các nước thây nằm bằng non".

    Luận giải(dòng 27 tới 32, trang 48)

    Đã đi khắp cùng thành thị gần xa, nay lần trở về quê nhà, Ngài khuyên dân đừng thấy hai vị Huệ Lựu với Huệ Tâm * có dáng vẻ dại khờ mà khi dể. Đời đã cạn cùng, không còn được mấy năm, khắp các nước thây người chết chất chồng như núi.
    *- xin tìm xem quyển 11 Hồi của Ông Sư Vải Bán Khoai.

    --- oOo ---

    199.-"Cha thì chẳng thấy mặt con - Vợ thì chồng chẳng được còn tại gia - Khuyên trong lê-thứ trẻ già - Tu hành hiền đức PHẬT mà cứu cho".

    Luận giải(dòng 33 tới 36, trang 48)

    Vì biết sẽ có ngày cha không thấy mặt con, vợ lạc mất chồng, người đời trên khắp thế gian chịu nhiều thương đau, chết chóc, nên Ngài khuyên dân cố gắng làm lành, tránh dữ, sửa tánh, răn lòng, sớm tối rán tu, nhờ công tu đó mới hy vọng được ơn đức chư Phật cứu độ qua hồi hiểm nguy.

    Nghĩa chữ khó:
    Không còn tại giakhông còn ở nhà.

    --- oOo ---

    200.-"Ấy là quí-báu thơm-tho - Đừng ham gây- gổ nhỏ to làm gì - Con thì ăn ở nhu-mì - Học theo luân-lý kính vì mẹ cha".

    Luận giải(dòng 1 tới 4, trang 49) 

    Tu hành ngay thật sẽ được tiếng thơm, người đời kính trọng và ngày sau vô cùng quí báu. Đừng ham lời to tiếng nhỏ gây sự với nhau không tốt. Phận làm con thì phải nói năng nhỏ nhẹ, dịu dàng, học theo đạo lý mà hiếu kính với Mẹ Cha.

    Nghĩa chữ khó:

    Gây gổcự nự hay dùng lời lẽ nói nặng nhau. 
    Nhu mìhiền, dịu dàng trong cách đối xử.
    Kính vìkính trọng Ông Bà, Cha Mẹ và người lớn tuổi. 
    Luân lýlẽ phải, đạo lý ở đời, dạy con người sống theo luật lệ tốt của xã hội, của gia đình; làm phải, tránh quấy. Chữ luân là lẽ phải, đạo lý, phép chánh đáng con người nên theo. Xin xem Luân thường số 149.

    --- oOo ---

    201.-"Sau nầy sấu bắt hùm tha - Xử người tàn-bạo vậy mà tại đây - Đời xưa quả-báo thì chầy - Đời nay quả-báo một giây nhãn tiền".

    Luận giải(dòng 5 tới 8, trang 49)

    Người hung dữ, độc ác sau này sẽ bị luật Trời xử phạt, nếu không bị cọp hùm xé xác thì cũng bị sấu ăn. Ngày xưa sự trả quả còn lâu chớ đời nay quả báo thấy ngay trước mắt, chỉ trong một giây thôi.

    Nghĩa chữ khó:

    Sấugiống vật bò sát rất dữ, lội nước ăn thịt sống. 
    Hùmmột giống cọp dữ. 
    Quả báocó nghĩa lãnh lấy kết quả. Do cái nhơn lành, tức trước đã làm việc tốt, lành, thì hưởng kết quả lành như được điều may mắn, vui vẻ. Nếu do cái nhơn dữ, tức trước đã phạm tội lỗi bằng thân, bằng miệng, bằng ý, thì cái kết quả dữ trả lại cho mình, là lãnh chịu các việc không may như tai họa, khổ sở. Đời xưa quả báo thì chầy. Chầylà chậm, là muộn. Đời nay quả báo một giây: giây là mỗi phút có 60 giây, tức là đời nay quả báo đến mau lắm,Nhãn tiền: thấy ngay trước mắt.

    --- oOo ---

    202.-"Dương-trần phải rán làm hiền - Đừng trọng bạc tiền bỏ nghĩa bỏ nhân - Người hung phải sửa cái thân - Từ đây có kẻ Du-Thần xét soi".

    Luận giải(dòng 9 tới 12, trang 49)

    Người đời phải rán ăn ở hiền lành, đừng xem nặng tiền của mà coi thường nhân với nghĩa. Kẻ hung dữ nên cố gắng sửa tánh, răn lòng. Từ đây lúc nào cũng có Du Thần đêm ngày tuần tra, soi xét, không việc tốt, xấu, lành, dữ nào bị bỏ sót.

    Nghĩa chữ khó:

    Nghĩađiều được xem là hợp lẽ phải, là phép xử thế của con người trong xã hội, sẵn sàng cứu giúp người yếu thế, hoạn nạn, nghèo khổ. Đối xử tốt với người giống như người đã đối xử với mình. Người ta làm điều phải, tốt, ích lợi cho mình thì mình phải làm lại cho người ấy giống như vậy, gọi là nghĩa. (Ăn ở có nghĩa, giữ nghĩa với nhau).
    Nhânlòng thương người, sẵn sàng và vui vẻ giúp đỡ người; thương và trọng mạng sống sanh vật. 

    --- oOo ---

    203.-"Chuyện người chớ móc chớ moi - Hãy treo gương thiện mà soi lấy mình - Ai thương ai ghét mặc tình - Phận mình cứ giữ tâm mình cho ngay".

    Luận giải(dòng 13 tới 16, trang 49)

    Chuyện riêng của người chớ nên tìm hiểu. Hãy nhìn và học gương tốt của các bực hiền xưa mà sửa đổi phận mình. Ở đời ai thương ai ghét mặc người, phận mình lúc nào cũng giữ cuộc sống thẳng ngay và lòng dạ trong sạch.

    Nghĩa chữ khó:

    Móc moitìm hiểu việc riêng của người rồi khen chê.
    Thiệntốt, hay, giỏi và hiền lành.
    Treo gương thiệntìm hiểu, học việc hay, tốt, điều chánh đáng của người xưa, của những bực tu hành đạo cao đức trọng, như nhìn vào gương soi để sửa mình. 

    --- oOo ---

    204.-"ĐIÊN đây vưng lịnh PHƯƠNG TÂY - Hầu hạ bên THẦY đặng cứu bá-gia - Thấy đời lòng dạ tây-tà - Cứ theo chế nhạo cười mà người ĐIÊN".

    Luận giải(dòng 17 tới 20, trang 49)

    Ngài vâng lịnh chư Phật theo Thầy xuống trần dạy Đạo cứu dân, vậy mà lắm kẻ tánh tình hư hỏng, lòng dạ xấu xa, không chịu nghĩ suy tìm hiểu, cứ theo chế nhạo, chê cười, có kẻ còn cho Ngài là người Điên !

    Nghĩa chữ khó:

    Tây phương là phương Tây, chỉ thế giới của Đức Phật A Di Đà ở phương Tây. 
    Bá gia: xin xem số 2-Tây tà - Tà tâyxin xem số 33.

    --- oOo ---

    205.-"Ngồi buồn kể chuyện huyên-thiên- Chẳng có ham tiền cũng bị ghét vơ - Viết cho bá tánh ít tờ - Đi làm ruộng-rẩy bỏ hờ theo xem".

    Luận giải(dòng 21 tới 24, trang 49)

    Ngồi buồn nghĩ lại, bởi vì lòng muốn cứu dân nên miệng phải nói nhiều, chớ Ngài đâu phải ham tiền, cũng chẳng làm sai trật mà bị ghét. Nay Ngài viết cho người đời quyển giảng này, đi làm ruộng, làm rẩy nhớ đem theo, lúc nghỉ mệt lấy ra xem.

    Nghĩa chữ khó:

    Huyên thiênnhiều lắm.
    Bị ghét vơkhông làm sai, không có tội mà bị ghét lây. 
    Ít tờvài tờ (giấy), mỗi tờ là hai trang. 
    Bỏ hờ: đem theo vật gì đó phòng khi cần, hay hư mất có mà thay thế. 

    --- oOo ---

    206.-"Thương người nghèo khổ lấm-lem -Thấy cảnh sung-sướng nó thèm quá tay - Ai mà biết đặng ngày mai - Ngày nay yên-tịnh ngày mai thảm-sầu".

    Luận giải(dòng 25 tới 28 trang 49)

    Thương người nghèo phải làm lụng khổ cực mới có ăn nên tay chơn quần áo lúc nào cũng lấm lem bụi đất. Nhìn cảnh sung sướng của người giàu mà lòng họ ước ao, ham muốn, nhưng ai ngờ được chuyện đời, bây giờ yên vui biết đâu ngày mai sẽ đau khổ.

    Nghĩa chữ khó:
    Lấm lemdơ bẩn, mặt mày quần áo dính đầy bụi đất.
    Thèm quá tay: hết sức thèm muốn, nên lòng ước ao mong sao có được như người. 
    Yên tịnhyên ổn, không việc gì xảy ra.

    --- oOo ---

    207.-"Từ rày gặp cảnh buồn rầu - Cho người tàn-bạo cứng đầu khinh-khi - Dương-trần nay đáng sầu-bi - Nên ĐIÊN mới nói chuyện ni tỏ tường".

    Luận giải(dòng 29 tới 32, trang 49)

    Từ đây bọn cứng đầu, ngang ngược, hung ác khinh khi, chê bỏ lời rao giảng của Ngài sẽ gặp nhiều khó khăn nguy hiểm, để chúng hết dám xem thường đạo lý của Phật Trời. Tình đời thật đáng buồn, nên Ngài mới nói ra chuyện này cho thế nhân hiểu rõ.

    Nghĩa chữ khó:

    Từ ràykể từ ngày nay.
    Tàn bạohung dữ ác độc.
    Cứng đầukhông nghe lời khuyên dạy điều hay, lẽ phải. 
    Chuyện nichuyện này. 

    --- oOo ---

    208.-"Đêm ngày tưởng PHẬT cho thường - Phải rán lo lường kim-chỉ từ đây - Thương đời ĐIÊN mới tỏ bày - Dạy trong trần-hạ ngày rày rán nghe".

    Luận giải(dòng 33 tới 36, trang 49)

    Ngài khuyên thế nhân cố gắng ngày đêm niệm tưởng Phật để tìm sự thanh thản cho tâm hồn, và trong cuộc sống hằng ngày nên cần kiệm, đừng ăn xài phung phí. Vì thương đờiNgài nói rõ ra đây, vậy, mong dân chúng hãy rán nghe mấy lời khuyên này mà sửa mình, lo tu.

    Nghĩa chữ khó:

    Lo lườngbiết suy nghĩ, tính toan, thu xếp, sắp đặt kỹ để làm công việc được tốt.
    Kim chỉkim và chỉ là hai vật nhỏ, ở đây ngoài việc ngầm chỉ sự khéo tay của phụ nữ còn khuyên phải biết xài tiền đúng chỗ, biết dành để, không nên phung phí. 
    Trần hạxin xem số 64
    Ngày ràytừ hôm nay, từ bây giờ.

    Phụ giải:

    Phung phíxài tiền không đúng chỗ.

    --- oOo ---

    209.-"Đừng khi nhà lá chòi tre - Nhà săng cột lớn bù-sè (xè) hay ăn - Lúc này ĐIÊN mắc lăng-xăng -Dương-trần biết đặng đạo-hằng mới thôi".

    Luận giải(dòng 1 tới 4, trang 50) 

    Đừng khi dể người nghèo ở trong nhà lá nhỏ hay mái chòi tre. Nhà giàu, tuy cột kèo bằng cây săng, coi quí đó, nhưng thường hay bị bù xè đục khoét bên trong. Ngài không lúc nào xao lãng việc giảng Đạo, dạy đời, chừng nào trong dân chúng, ai nấy đều hiểu biết đạo lý, bấy giờ Ngài mới yên lòng về non.

    Nghĩa chữ khó:

    Chòi trenhà rất nhỏ, cột tre, lợp rơm hoặc tranh. 
    Mắc lăng xăngrất bận rộn, không rảnh.
    Nhà săngnhà giàu, cột kèo bằng cây săng, tức loại cây tốt, mắc tiền, nhưng thường bị bù xè, một loại sâu nhỏ đục khoét, ăn luồn trong ruột, làm hư cây. Nghĩa hai câu 1 và 2 khuyên không nên coi thường, khi dể người nghèo, họ nghèo mà trong sạch, còn có những gia đình giàu, nhà lớn, đẹp, nền đúc cao, nhưng bên trong đời sống của họ quá nhiều chuyện hư xấu. 
    Xao lãngbỏ bê, không để ý tới.
    Bù xègiống côn trùng nhỏ đục khoét trong ruột cây.
    Đạo hằngxin xem số 149.

    --- oOo ---

    210.-"Chẳng ham cúng kiếng chè xôi - Phật Trời chẳng muốn điều tồi ấy đâu - Muốn cho dân hiểu Đạo-mầu - Chớ không có muốn chùa lầu cho cao".

    Luận giải(dòng 5 tới 8, trang 50)

    Phật Trời đâu ăn chè xôi và cũng không muốn người đời cúng kiếng để cầu xin ân phước, đó là việc xấu, một hình thức lo lót. Phật Trời muốn ai cũng hiểu biết Đạo lý hơn là xây cất chùa lớn, cao nhiều từng làm hao tiền, tốn công của dân chúng.

    Nghĩa chữ khó:

    Cúngdâng lễ vật: Trời Phật, Ông Bà, Cha Mẹ đã chết.
    Kiếngthêm một mâm, để riêng trên một bàn thấp hơn, dành mời những vị khuất mặt ngoài Ông Bà, Cha mẹ. 
    Kiếng cũng là kính, là tôn trọng. 
    Điều tồiđiều xấu, điều hư hỏng.
    Đạo mầuđạo lý cao sâu mầu nhiệm, khó đủ lời giải rõ. 
    Lầunhà cao nhiều từng, chỉ nhà giàu.

    --- oOo ---

    211.-"Bao nhiêu cũng biết vàng thau - Dạy khôn trần thế chớ nào dạy ngu - Sáng ngày con chó sủa tru - Chừng heo cắn ổ hiềm-thù mới yên".

    Luận giải(dòng 9 tới 12, trang 50)

    Bao nhiêu lời khuyên dạy đó cũng đủ cho người đời suy nghĩ để phân biệt đâu là thiệt đâu là giả, đâu đúng, đâu sai. Ngài dạy dân lẽ chánh điều hay chớ không dạy chuyện xấu, việc hư. Hãy rán tu, tới hai năm Tuất và Hợi, thế gian mới hết chuyện oán thù.

    Nghĩa chữ khó:

    Vàng thausự phân biệt thiệt giả, quí báu hay tầm thường, vàng là loại mắc tiền, còn thau, mới nhìn giống vàng nhưng không đáng giá.
    Heo cắn ổchỉ năm Hợi, năm con Heo.
    Trutiếng chó kêu rú và kéo dài nghe rất buồn. Câu này chỉ năm con Chó, tức năm Tuất. (Hai câu này thuộc vềSấm, chỉ khi nào tới việc mới hay biết)

    --- oOo ---

    212.-"Đừng ham giành-giựt của tiền - Người hung hay gọi kẻ hiền rằng ngu".

    Luận giải(dòng 13 và 14, trang 50) 

    Đừng ham giành giựt tiền của. Kẻ hung dữ thấy người tu hiền không ham tranh giành tiền của, chức quyền, thì chê cười, cho là ngu dại, vì họ đâu hiểu danh vọng tiền tài sớm còn chiều mất, và cũng không phải là điều kiện chánh yếu trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình. Chỉ có tình thương thành thật giữa con người với nhau mới giữ được lâu bền.

    Nghĩa chữ khó:

    Giành giựttranh, chụp lấy, giựt thật mau về cho mình.
    Hiềnthương và hay cứu giúp người và sanh vật. 
    Ngurất kém về trí óc, ít hiểu biết.

    --- oOo ---

    213.-"Nay ĐIÊN chỉ rõ đường tu - Ấy là đủ việc tài bù cho dân - Thôi thôi nói riết dần lân - Tới đây cũng lần ngừng lại bút nghiên".

    Luận giải(dòng 15 tới 18, trang 50). 

    Nay Ngài chỉ rõ đường tu, xem như sự đền bồi, thưởng công cho những ai thật dạ ngay lòng. Nhưng thôi, nói hoài thành dông dài. Tới đây cũng đủ, xin tạm dừng bút.

    Nghĩa chữ khó:

    Tài bùđền bồi, bồi đắp cho tốt; được nhiều hơn.
    Nói riết dần lântâm ý của Người là giảng dạy Đạo lý, nên phải nói nhiều, nói mãi chỉ có một vấn đề thành rangười nói muốn tu hành,
    Lòng vấn vướng ngoại cảnh.như nói dần lân, tức kéo dài câu chuyện.
    Bút nghiên chỉ văn chương chữ nghĩa.

    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Share this

Bài Viết Liên Quan

Previous
Next Post »